Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam thời kỳ mới

Việc xây dựng, vun đắp và duy trì các giá trị gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ với cá nhân mà còn là nền tảng của sự phát triển đất nước bền vững.

Theo các chuyên gia, trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam đang trải qua nhiều thay đổi về mọi mặt, từ kinh tế, văn hóa, đến lối sống. Trong bối cảnh này, xây dựng và duy trì các giá trị gia đình trở nên vô cùng quan trọng. Những giá trị cơ bản của gia đình Việt Nam truyền thống đã góp phần tạo nên sự bền vững và ổn định cho xã hội Việt Nam qua nhiều thế hệ.

Tuy nhiên, trong thời kỳ mới, gia đình Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức mới như sự thay đổi về lối sống, cách biệt giữa các thế hệ; sự cạnh tranh và áp lực trong công việc ảnh hưởng đến tình cảm và sự gắn kết trong gia đình; sự du nhập và phát triển của các nền văn hóa ngoại lai tác động tới các giá trị truyền thống gia đình…

Vì vậy, trong thời kỳ hiện đại, vấn đề xây dựng hệ giá trị gia đình hiện diện trong các Nghị quyết, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với hạt nhân cơ bản của quốc gia. Nhiều văn bản quan trọng về công tác gia đình đã được ban hành.

Xây dựng và duy trì các giá trị gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ảnh minh họa

Xây dựng và duy trì các giá trị gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ảnh minh họa

Gần đây, Chỉ thị số 06-CT/TW, ngày 24/6/2021, của Ban Bí thư “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới” tiếp tục khẳng định, gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, môi trường lưu giữ, giáo dục, trao truyền các giá trị văn hóa dân tộc cho các thành viên trong gia đình.

Ngày 30/12/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2238/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030”, tiếp tục nhấn mạnh quan điểm gia đình là tế bào của xã hội; nơi duy trì nòi giống; môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách con người và lưu giữ, trao truyền các giá trị văn hóa của dân tộc; là nền tảng xây dựng xã hội hạnh phúc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Trong xã hội hiện đại, gia đình được xây dựng, bảo vệ và phát triển dựa trên 4 giá trị cốt lõi là Ấm no - Hạnh phúc - Tiến bộ - Văn minh. Nhấn mạnh 4 giá trị cốt lõi trong xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam trong tình hình mới, Vụ trưởng Vụ Gia đình, TS. Trần Tuyết Ánh cho rằng, những biến đổi về cấu trúc, chức năng và hệ giá trị của gia đình quyết định diện mạo của gia đình Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử. Xây dựng và phát triển giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới là vấn đề hết sức hệ trọng đối với sự phát triển của đất nước.

Theo TS. Trần Tuyết Ánh, gia đình là hạt nhân của xã hội, liên quan đến rất nhiều cơ quan, ban ngành và mỗi cơ quan, ban, ngành tham gia quản lý, thực hiện cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu một phần của chức năng của gia đình. “Cùng với sự hoàn thiện hệ thống pháp luật về gia đình, Ban Chỉ đạo công tác gia đình từ Trung ương đến cơ sở cần tăng cường phát huy vai trò điều phối liên ngành và thực hiện các nhiệm vụ phối hợp liên ngành giữa các cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ quy định. Sự hợp sức, thống nhất hành động này là nền tảng căn bản xây dựng gia đình Việt Nam đáp ứng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”.

Theo ĐBND

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính