Với nhiều năm là một người làm trong ngành giáo dục, phần lớn thời gian của Viện trưởng Peter Salovey đều dành để nghiên cứu những cảm xúc, tình cảm của con người. Đó không chỉ là lĩnh vực nghề nghiệp, mà còn là niềm vui của ông.
10 năm về trước, sự biết ơn gần như không được đề cập trong những cuốn sách tâm lý. Không chỉ thế, sự biết ơn cũng không được nhà triết học người Hy Lạp Aristoteles đưa vào danh sách những phẩm chất đạo đức của con người.
Tuy các chuyên gia tâm lý bỏ qua việc nghiên cứu về sự biết ơn, nhưng cũng có nhiều nhà triết gia cho rằng, khả năng thể hiện lòng biết ơn không chỉ thể hiện phép lịch sự xã hội, mà còn có nhiều ý nghĩa khác nữa mà con người không hiểu hết.
Dù mỗi chúng ta đều có một lòng biết ơn nhất định đối với những người xung quanh, nhưng lại ít khi thể hiện chúng ra ngoài.
Vậy nhưng, sự biết ơn và thể hiện sự biết ơn là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa đối với sự phát triển nhân cách mỗi người.
Những người có lòng biết ơn thì càng hạnh phúc hơn
Những niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống sẽ không thể có được nếu mỗi người không có thái độ cởi mở đón nhận sự giúp đỡ của người khác và thể hiện lòng biết ơn của mình.
Nhà kinh tế chính trị học người Scotland Adam Smith lần đầu phát hiện ra sự quan trọng của lòng biết ơn.
Ông nhận thấy, sự biết ơn mà điển hình là sự cảm kích đối với người khác sẽ giúp xã hội trở nên tốt đẹp, nhân từ và an toàn hơn.
Khi trong lòng tồn tại cảm xúc biết ơn, cảm kích, chúng ta sẽ rất ít cảm thấy ghen tị, căm thù, tức giận hay có những cảm xúc tiêu cực tương tự.
Theo nghiên cứu cho thấy những người hay thể hiện lòng biết ơn thường có thái độ tích cực, lạc quan và vui vẻ hơn.
Vì sao những người có lòng biết ơn sẽ càng hạnh phúc hơn?
Những người có lòng biết ơn rất ít ghen tị, hận thù người khác. Họ dễ chấp nhận và đối mặt với những áp lực trong cuộc sống. Dù gặp khó khăn, họ cũng dễ dàng tìm ra những mặt tốt đẹp của vấn đề và lạc quan hơn.
Ngoài ra, họ cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác.
Những đứa trẻ có lòng biết ơn sẽ có tư duy rộng mở hơn
Nhà tâm lý học Barbara Fredrickson cho rằng, sự biết ơn giúp mở mang tư duy của con người. Nói cách khác, sự biết ơn khiến con người suy nghĩ rộng hơn, sáng tạo hơn.
Những suy nghĩ rộng mở, sáng tạo đó sẽ nuôi dưỡng tâm hồn, cảm xúc và giúp con người vui vẻ, thoái mái tinh thần hơn, khuyến khích ta giúp đỡ những người xung quanh nhiều hơn.
Nếu mỗi người đều biết bày tỏ sự biết ơn của mình đối với người khác, xã hội sẽ trở nên hòa hợp, đoàn kết hơn rất nhiều. Lòng biết ơn, cảm kích sẽ duy trì tinh thần lạc quan của con người.
Vì vậy, hãy cảm thấy biết ơn mọi người xung quanh, biết ơn gia đình, bạn bè, hay chỉ đơn giản là biết ơn vì cuộc sống mình có được và những trải nghiệm mình có được trong đời. Tâm hồn của bạn sẽ vui vẻ, lạc quan và hạnh phúc hơn.
LamBạn đang xem bài viết Viện trưởng Đại học Yale: Sự biết ơn có ý nghĩa thế nào đối với mỗi người? tại chuyên mục Cha mẹ thông thái của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].