Nguyệt thực một phần lần này sẽ hiện diện ở hầu hết khu vực châu Âu, châu Phi, vùng trung tâm Châu Á (bao gồm Việt Nam) và Ấn Độ Dương.
Theo ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, nguyệt thực diễn ra vào rạng sáng 17/7 sẽ có độ che phủ đường kính cực đại là 0,653 - có nghĩa là vào thời điểm cực đại của nguyệt thực, có tối đa 65,3% đường kính của Mặt Trăng đi vào trong bóng tối của Trái Đất.
Tại Việt Nam, người yêu thiên văn có thể quan sát được từ sau nửa đêm, trong đó nguyệt thực nửa tối bắt đầu từ 1 giờ 43 phút, nguyệt thực một phần bắt đầu lúc 3 giờ 01 phút, nguyệt thực đạt cực đại lúc 4 giờ 30 phút. Mặt Trăng lặn lúc 5 giờ 28 phút trước khi nguyệt thực một phần kết thúc.
Nguyệt thực hoàn toàn vô hại đối với mắt nên người theo dõi có thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường hoặc những dụng cụ chuyên dụng. Vào ngày 28, 29/7 sẽ diễn ra mưa sao băng Delta Aquarids, đây là một trận mưa sao băng loại trung bình.
Năm nay, với việc cực điểm rơi vào gần thời điểm Trăng tròn, tuy nhiên người quan sát sẽ không có nhiều cơ hội theo dõi được hiện tượng này.
Nguyệt thực một phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên đường gần thẳng. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng bị khuyết đi một phần. Có thể nhìn thấy bóng của Trái Đất màu đen (hoặc màu đỏ sẫm) đang che khuất Mặt Trăng.
Hoàng NamBạn đang xem bài viết Nguyệt thực một phần xuất hiện vào rạng sáng 17/7 tại Việt Nam tại chuyên mục Video của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].