Báo Điện tử Gia đình Mới

3 trường hợp dễ bị nổi mề đay khi mùa đông lạnh, vì sao lại bị nổi mề đay?

Tình trạng nổi mề đay do lạnh chắc hẳn là nỗi ám ảnh khi thời tiết vào đông. Với biểu hiện là ngứa ngáy, khó chịu, kèm các biểu hiện sưng nề và phát ban ở mông vùng da hoặc khắp cơ thể. Vì sao lại có hiện tượng nổi mề đay?

Nổi mề đay khi mùa đông lạnh

Tình trạng nổi mề đay thường có xu hướng xuất hiện khi da bị tiếp xúc một cách trực tiếp, đột ngột với nhiệt độ không khí hoặc nước lạnh.

Trên thực tế cho thấy, sẽ có sự phản ứng của da gây nổi mề đay khi nhiệt độ chênh lệch giữa hai yếu tố là thấp hơn 4,4 độ C. Da của bạn có thể sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng khi tiếp xúc với nền nhiệt lạnh và có xu hướng nặng hơn trong thời gian tái làm ấm da tiếp xúc.

Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng nổi mề đay khi thay đổi thời tiết lạnh đột ngột mà bạn cần lưu ý bao gồm:

- Da xuất hiện các vệt hơi đỏ, gây ngứa ngáy, phát ban trong phạm vi tiếp xúc trực tiếp với lạnh.

- Trường hợp tay hay môi tiếp xúc với thực phẩm lạnh cũng gây nên tình trạng sưng phù.

- Một số phản ứng nghiêm trọng cũng có thể xảy ra như: bất tỉnh, toàn người ớn lạnh hoặc nhịp tim đập nhanh hơn bình thường,....

Mùa đông nhiều người hay bị nổi mề đay.

Mùa đông nhiều người hay bị nổi mề đay.

Nguyên nhân của nổi mề đay khi trời lạnh

Theo các bác sĩ chuyên khoa Da liễu, tình trạng nổi mề đay khi thời tiết chuyển lạnh thường không rõ ràng. Trong một số trường hợp có thể do yếu tố di truyền hoặc sự xuất hiện của các tế bào nhạy cảm, virus gây bệnh, khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, tạo điều kiện để sản xuất histamine cùng các hóa chất miễn dịch khác gây nên tình trạng mẩn ngứa, nổi đỏ....

Tình trạng nổi mề đay do lạnh có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, một số trường hợp sau đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bao gồm:

- Những người mắc phải các bệnh mãn tính như: Viêm gan, ung thư,...

- Trẻ em: Thể trạng và sức đề kháng của bé còn yếu cho nên dễ bị nổi mề đay khi có sự thay đổi thời tiết đột ngột.

- Người đang mang thai: Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai là đối tượng có sức đề kháng kém hơn so với người bình thường, cùng với sự thay đổi nội tiết tố sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, gây nên tình trạng kích ứng da.

Ngoài ra, những người có tiền sử bệnh liên quan đến chức năng gan, nhiễm phải virus Mycoplasma viêm phổi,... cũng là đối tượng có khả năng cao bị nổi mề đay khi có sự thay đổi thời tiết đột ngột hoặc chuyển mùa.

Xem thêm: 7 loại nước lá tắm hết sạch dị ứng, nổi mề đay, mẩn ngứa trong ngày hè oi bức

V.Linh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO