Tự ý nghỉ việc có lấy lại được sổ bảo hiểm xã hội không là thắc mắc của rất nhiều người lao động. Hãy tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
Những trường hợp được coi là tự ý nghỉ việc
Về lý do nghỉ việc
Điều 37 Bộ Luật Lao động 2012 quy định: Có 7 lý do người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo công việc có thời hạn dưới 12 tháng được chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Cụ thể:
+ Người lao động không được làm đúng công việc, địa điểm hoặc điều kiện làm việc đã thỏa thuận;
+ Người lao động bị chậm lương hoặc trả thiếu lương';
+ Người lao động bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
+ Do hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục công việc;
+ Người lao động được bầu, nổ nhiệm ở cơ quan dân cử, bộ máy Nhà nước;
+ Là lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của bác sĩ;
+ Người lao động ốm đau, điều trị 90 ngày liên tục với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và 1/4 thời hạn hợp đồng với người làm việc theo mùa vụ hoặc công việc có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì được nghỉ việc không cần lý do.
Thời gian báo trước nghỉ việc
Khi có ý định nghỉ việc, người lao động phải bảo trước với người sử dụng lao động để không làm ảnh hưởng tới tiến độ công việc của doanh nghiệp, cụ thể:
- Phải báo trước ít nhất 3 ngày khi:
+ Người lao động không được làm đúng công việc, địa điểm hoặc điều kiện làm việc đã thỏa thuận;
+ Người lao động bị chậm lương hoặc trả thiếu lương';
+ Người lao động bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
+ Do hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục công việc;
+ Người lao động được bầu, nổ nhiệm ở cơ quan dân cử, bộ máy Nhà nước;
+ Ốm đau, tai nạn đã điều trị với thời gian nêu trên mà khả năng lao động chưa hồi phục.
- Ít nhất 30 ngày với người làm theo hợp đồng xác định thời hạn;
- Ít nhất 45 ngày với người làm theo hợp đồng không xác định thời hạn;
- Theo chỉ định của bác sĩ khi lao động nữ mang thai phải nghỉ việc.
Theo đó, nếu người lao động nghỉ việc không thuộc một trong các lý do nêu trên thì sẽ tính là tự ý nghĩ việc.
Tự ý nghỉ việc có lấy được sổ BHXH không?
Câu trả lời là có! Tuy nhiên, người lao động sẽ phải hoàn thành những nghĩa vụ sau trước khi được trả sổ, cụ thể:
Tự ý nghỉ việc là trái pháp luật, theo Điều 43 Bộ luật Lao động 2012, người lao động phải bồi thường nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động; một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước và hoàn trả chi phí đào tạo (chi phí cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành…).
Sau khi đền bù thiệt hại cho doanh nghiệp vì tự ý nghỉ việc, người sử dụng lao động sẽ thực hiện các thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động, bao gồm việc chốt và trả sổ BHXH cho người lao động.
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết Tự ý nghỉ việc có lấy lại được sổ BHXH không? tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].