Từ vụ em bé mất tích ở Bắc Ninh, cha mẹ cần dạy cho con 7 kỹ năng tự bảo vệ trước người lạ

Từ vụ em bé bị mất tích ở Bắc Ninh qua hình ảnh camera cho thấy bé đã đi theo một người phụ nữ lạ. Cha mẹ cần biết và dạy cho con 7 kỹ năng này để con có thể tự bảo vệ mình trước người lạ.

Những điều nguy hiểm luôn rình rập bên cạnh con, ngay cả khi có bố mẹ ở bên con cũng chưa chắc được đảm bảo an toàn tuyệt đối. Vậy nên cha mẹ cần dạy con 7 kỹ năng dưới đây để con có thể tự bảo vệ bản thân mình khi đối mặt với người lạ. 

  Từ vụ em bé mất tích ở Bắc Ninh, cha mẹ cần dạy cho con 7 kỹ năng tự bảo vệ trước người lạ

Từ vụ em bé mất tích ở Bắc Ninh, cha mẹ cần dạy cho con 7 kỹ năng tự bảo vệ trước người lạ

Chơi trò nhập vai

Một cách để dạy trẻ thực sự hiệu quả là đưa ra các giả định về tình huống này. Hãy tạo ra những tình huống giống với thực tế, ví dụ như một người lạ hỏi trẻ có muốn đi nhờ không, hoặc ai đó đang nói những lời không tốt… Hãy giúp trẻ cách nhận biết tình huống xấu để báo với người thân, báo với bố mẹ ngay khi có thể.

Nhận biết đâu là nơi an toàn, người an toàn để nhờ cậy

Khi không có bố mẹ ở bên, một điều quan trọng là bạn cần cho con biết sẽ phải đi đâu, gặp ai nhờ giúp đỡ trong tình huống đó. Để cải thiện khả năng tự vệ của trẻ, hãy hướng dẫn con đến đồn cảnh sát, trung tâm mua sắm đông đúc hoặc những nơi công cộng, có đông người qua lại, không đứng một mình nơi vắng vẻ.

Những người con có thể nhờ cậy là cảnh sát, công an, bộ đội, giáo viên… Đó là những nơi mà con nên đến, những người mà con có thể tin tưởng nhờ giúp đỡ nếu không may không có bố mẹ ở bên cạnh.

Từ vụ em bé mất tích ở Bắc Ninh, cha mẹ cần dạy cho con 7 kỹ năng tự bảo vệ trước người lạ 1

Nhớ thông tin liên lạc trong tình huống khẩn cấp

Điều quan trọng là nói cho con bạn số điện của trung tâm khẩn cấp, của người thân, gia đình. Bạn cần đảm bảo con nhớ các thông tin này để khi cần có thể nhờ điện thoại báo bố mẹ. Khi con nắm vững những thông tin này, con sẽ tự tin hơn trong những tình huống nguy hiểm.

Giáo dục giới tính cho trẻ

Một trong những điều quan trọng không kém chính là việc trẻ em cần phải được dạy về việc cơ thể mình người khác không được tự ý chạm vào. Họ cần biết bộ phận nào nhạy cảm và nếu có ai đó cố tình xâm phạm là không được. Hãy giải thích cho con các vấn đề về giáo dục giới tính, có những vùng thuộc về “cá nhân” và không ai được chạm vào đó.

Hành động theo bản năng

Trẻ em nhạy cảm hơn người lớn, vì vậy, cách tốt nhất để dạy trẻ là chú ý đến trực giác của chúng. Hãy cho con hiểu, con sẽ không bao giờ bị chỉ trích nếu nhờ cậy sự giúp đỡ khi cảm thấy không an toàn, không vui vẻ vì một người nào đó. Nếu con cảm thấy khó chịu hay sợ hãi, hãy cứ báo với người thân càng sớm càng tốt.

Từ vụ em bé mất tích ở Bắc Ninh, cha mẹ cần dạy cho con 7 kỹ năng tự bảo vệ trước người lạ 2

Hét to

Bố mẹ hãy dạy con hét thật to khi con bị một người lạ tiếp cận và không biết phải làm gì. Một số cụm từ trẻ nên áp dụng khi hét to là: “Tôi không biết cô/chú/bác là ai”… Đi kèm với đó là hành động chống cự cần thiết để tự bảo vệ mình. Khi đó, những người xung quanh chắc chắn sẽ để ý và biết rằng đối phương không phải là bạn, không phải là người quen của trẻ. Họ sẽ hỗ trợ và giúp đỡ trẻ.

Có những “mật khẩu” trong liên lạc

Một ý tưởng khác mà bố mẹ và con cái nên áp dụng chính là thiết lập những “mật khẩu” riêng chỉ những người thân mới biết để có thể xác minh xem ai là người an toàn.

Nếu người đó không nói đúng những thông tin đã từng được trao đổi trước đó giữa bố mẹ và con cái, không nói đúng những mật khẩu thì sẽ không được phép đi bất cứ đâu với họ.

Minh Khuê

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính