Báo Điện tử Gia đình Mới

Từ 10/9, bỏ bước đo huyết áp khi tiêm vắc-xin COVID-19, chỉ 3 trường hợp phải đo

Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 thay thế cho hướng dẫn ban hành trước đó vào ngày 10/8.

Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 thay thế cho hướng dẫn ban hành trước đó vào ngày 10/8.

Theo đó việc đo huyết áp chỉ được thực hiện với một số trường hợp gồm: Người có tiền sử tăng huyết áp/huyết áp thấp; người có bệnh nền liên quan đến bệnh lý tim mạch và người trên 65 tuổi.

Với những trường hợp bình thường khác thì không cần đo huyết áp.

Theo hướng dẫn cũ, Bộ Y tế yêu cầu đo huyết áp là quy trình bắt buộc khi khám sàng lọc tất cả người đến tiêm vắc xin COVID-19.  Tuy nhiên, thời gian qua có nhiều người dù ở nhà đo huyết áp bình thường nhưng khi tới điểm tiêm, được bác sĩ thăm khám, huyết áp lại tăng nhanh, khiến nhiều người không được tiêm.

Đây được gọi là hội chứng “tăng huyết áp áo choàng trắng”, là tình trạng huyết áp đột ngột tăng cao khi gặp bác sĩ, những người mặc áo blouse trắng. Tình trạng này sẽ hết khi... bệnh nhân về nhà. Hội chứng này có thể gặp ở nhiều người, đa dạng độ tuổi.

Bộ Y tế quy định, trong phần khám sàng lọc, cán bộ y tế y sẽ khám sức khỏe hiện tại của người đến tiêm xem có sốt, hay đang mắc các bệnh cấp tính, bệnh mạn tính đang tiến triển, đặc biệt là tình trạng bệnh gợi ý COVID-19 không; khai thác thông tin về tiền sử dị ứng; tiền sử mắc COVID-19, tiền sử suy giảm miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, đang hóa trị, xạ trị… Đồng thời, cần khai thác chính xác loại vắc xin COVID-19 đã tiêm và thời gian đã tiêm vắc xin.

Ngoài ra, tất cả những người đến tiêm sẽ được đo thân nhiệt, quan sát toàn trạng để đánh giá mức độ tri giác.

  Từ 10/9 sẽ bỏ quy định đo huyết áp khi tiêm vắc-xin COVID-19.

Từ 10/9 sẽ bỏ quy định đo huyết áp khi tiêm vắc-xin COVID-19.

Các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng

Các đối tượng sau phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng:

- Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.

- Người có bệnh nền, bệnh mạn tính.

- Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.

- Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.

- Phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần.

- Người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống:

+ Nhiệt độ <35,5 độ C và >37,5 độ C

+ Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút.

+ Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày (ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế).

+ Nhịp thở > 25 lần/phút.

Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng

- Có tiền sử rõ ràng đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.

- Đang mắc bệnh cấp tính.

- Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.

Chống chỉ định

- Tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng COVID-19 cùng loại (lần trước).

- Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

V.Linh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO