Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Trẻ em bị đau đầu: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Trẻ em bị đau đầu là một tình trạng bệnh lý thường gặp, chiếm đến 90% trẻ em ở tuổi học đường. Thế nhưng, không phải cha mẹ nào cũng hiểu rõ về bệnh này.

  Trẻ em bị đau đầu không phải là chứng bệnh hiếm gặp - Ảnh minh họa

Trẻ em bị đau đầu không phải là chứng bệnh hiếm gặp - Ảnh minh họa

Đau đầu ở trẻ em: Nguyên nhân do đâu?

Không ai nghĩ rằng đau đầu, nhức đầu rất phổ biến ở trẻ em. Có khoảng 20% trẻ em từ 5–17 tuổi bị đau đầu mỗi năm. Chính vì vậy, nếu bé nói với bạn bé bị đau đầu thì bạn đừng nghĩ bé đang đùa nhé.

Nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ em có thể rất đa dạng, nhưng phổ biến có thể phân thành 2 nhóm:

- Đau đầu nguyên phát:

Đây là khi tình trạng nhức đầu này không phải do một chứng bệnh nào khác gây ra.

Cụ thể, có thể chia đau đầu nguyên phát thành 2 loại: Đau căng đầu và đau nửa đầu. 

Đau căng đầu thường xảy ra ở trẻ em, thanh thiếu niên và chỉ kéo dài trong vài phút. Cơn đau nhức thường được mô tả như một cảm giác bị xiết chặt ở hai bên đầu, thỉnh thoảng xuất hiện ở trán, phía sau đầu và cổ, hoặc cả hai khu vực này.

Có khoảng 10% các bé ở độ tuổi thanh thiếu niên mắc chứng đau nửa đầu. Những cơn nhức đầu thường bắt đầu đột ngột, theo kiểu mạch đập và thường nhức đầu ở một bên. Một số bé có thể cảm thấy đau cả hai bên. Sự tiến triển của cơn đau có thể kéo dài hàng giờ, đôi khi cả ngày.

Buồn nôn, nôn thường kết hợp với cơn nhức đầu.

- Đau đầu thứ phát:

Là bệnh đau đầu gây ra bởi một chứng bệnh khác. Một số căn bệnh gây ra chứng đau đầu thứ phát gồm:

- Chấn thương ở cổ

- Các vấn đề về xoang, mắt, răng, tai hoặc các bộ phận khác

- Bị trầm cảm nhẹ hoặc nghiêm trọng

- Nhiễm trùng.

- Đau đầu do cảm cúm.

- Đôi khi, nhức đầu có thể là dấu hiệu của khối u ở não. Tuy nhiên, tỉ lệ này là rất thấp, xác suất từ 3 - 5 trẻ trong mỗi 100.000 trẻ, và chỉ 1 trong số 10 trẻ u não sẽ bị đau đầu.

  Khi trẻ em kêu

Khi trẻ em kêu "đau đầu", cha mẹ hãy lưu ý, thay vì cho rằng con "nhõng nhẽo" - Ảnh minh họa

Những dấu hiệu có thể xảy ra trong trường hợp bị đau đầu vì bệnh nguy hiểm bao gồm:

- Một số cơn đau đầu nghiêm trọng trong vài tuần.

- Những cơn đau đầu tăng theo tần suất và ngày càng nghiêm trọng hơn.

- Đau đầu trong lúc ngủ hoặc là điều đầu tiên xảy ra vào buổi sáng trước khi thức giấc

- Các cơn đầu càng tệ hơn khi nằm xuống, cúi gập người hoặc lúc ho.

- Đau đầu có liên quan đến tình trạng ói mửa không rõ nguyên nhân trong lúc ngủ hoặc trước khi thức dậy; có liên quan đến những vấn đề thần kinh khác, bao gồm tình trạng lẫn lộn trí nhớ, thay đổi tính cách, cơ bị yếu đi, các vấn đề về thị lực và co giật.

Đặc biệt, nếu trẻ dưới 5 tuổi và chưa thể diễn tả rõ cảm giác đau, cha mẹ cần cho con đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt khi thấy con có những dấu hiệu bất thường. 

Điều trị chứng đau đầu ở trẻ nhỏ: Cần sự tư vấn của bác sĩ

Với trường hợp bé đã tương đối lớn, bị đau đầu do căng thẳng hoặc bị chứng đau căng đầu, hãy cho bé nghỉ ngơi.

Thuốc giảm đau ibuprofen hoặc acetaminophen có thể được dùng để dùng để điều trị đau đầu cho trẻ em. Tuy nhiên, bạn không nên cho bé dùng aspirin. Cách tốt nhất là bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng thuốc.

Với trường hợp bé còn nhỏ (dưới 10 tuổi) và bị đau đầu, việc xin tư vấn bác sĩ là bắt buộc.

Bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng, độ tuổi của bé để quyết định loại thuốc, phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu bé gặp các vấn đề về tâm lý như trầm cảm hoặc lo lắng thì bác sĩ có thể gợi ý sử dụng các liệu pháp để điều trị.

Các liệu pháp như yoga, các bài tập thở và thiền cũng giúp giảm bớt căng thẳng. Liệu pháp nhận thức – hành vi thường được sử dụng để điều trị chứng trầm cảm.

Phục hồi sinh học là một liệu pháp giúp cải thiện sức khỏe của người bệnh bằng cách kiểm soát các hoạt động của cơ thể xảy ra một cách vô thức như nhịp tim, huyết áp…

Nhờ việc kiểm soát các phản ứng cơ bản trong cơ thể, phương pháp này sẽ giúp kiểm soát và xác định chính xác các yếu tố gây đau, do đó nâng cao được hiệu quả điều trị và phòng ngừa cơn đau.

Châm cứu và xoa bóp cũng giúp giảm chứng đau căng đầu.

  Cha mẹ không nên lơ là khi con bị đau đầu - Ảnh minh họa

Cha mẹ không nên lơ là khi con bị đau đầu - Ảnh minh họa

Phòng ngừa đau đầu cho bé

Bạn có thể giúp bé phòng ngừa đau đầu bằng những biện pháp dưới đây:

- Không cho bé tiếp xúc với tiếng nhạc quá lớn hoặc đèn quá sáng và tránh căng thẳng quá mức. Nếu bé bị đau nửa đầu, hãy giữ cho môi trường xung quanh càng yên tĩnh càng tốt.

- Hạn chế sử dụng máy tính bảng, điện thoại thông minh, TV...

- Ngủ đủ giấc, thiếu ngủ thường là nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ em.

- Cho bé ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng như trái cây tươi, rau xanh, tránh những món ăn có quá nhiều dầu mỡ.

- Cho bé uống nhiều nước để ngăn ngừa chứng đau đầu do mất nước.

Trên đây là những thông tin cơ bản về chứng đau đầu, nhức đầu ở trẻ em. Mong rằng cha mẹ có cách xử lý kịp thời và phù hợp với những vấn đề sức khỏe bất thường ở trẻ.

Bảo Minh (tổng hợp)

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính