Con trai đầu lòng của chị Thanh Bình (31 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) dù đã được 4 tuổi nhưng bé vẫn thường xuyên phải đi khám vì ho và viêm họng.
Mẹ bé cho biết, không chỉ mùa đông lạnh mà ngay cả mùa hè nắng nóng bé cũng thường xuyên bị ho, sổ mũi, đau họng... chỉ vì nằm điều hòa.
“Trời thì nắng nóng, không dùng điều hòa thì nóng không chịu được, con bứt rứt, khó ngủ, nhưng cứ nằm điều hòa là con lại có biểu hiện ho, chảy nước mũi sụt sịt, viêm họng, sốt… Suốt ngày đi khám và uống đủ các loại thuốc, đến là mệt” – chị Thanh Bình chia sẻ.
Nói về tình trạng trẻ bị ho khi nằm điều hòa, bác sĩ Đông y Nguyễn Thị Thúy Hằng, Phụ trách chuyên môn phòng chẩn trị YHCT Phúc Hưng Đường cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó phải kể đến một số nguyên nhân chủ yếu như:
- Do cha mẹ để điều hoà quá lạnh, hoặc quạt gió quá to. Nhiệt độ thích hợp trong phòng ngủ cho trẻ nhỏ chỉ khoảng 26-28 độ C.
- Điều hoà thường khiến cho không khí bị khô khiến đường thở của trẻ dễ bị mất đi độ ẩm cần thiết để bảo vệ niêm mạc, dẫn đến tình trạng tăng tiết dịch ở mũi họng, khiến cho trẻ bị sổ mũi và ho.
- Nếu điều hoà lâu không được vệ sinh, nhiễm bẩn, bụi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lọc không khí và dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe người sử dụng
- Hướng gió từ điều hoà nếu thổi thẳng vào mũi, họng của trẻ sẽ khiến trẻ bị ho.
Để khắc phục tình trạng ho cho trẻ khi nằm điều hòa, bác sĩ Hằng khuyên cha mẹ:
- Chỉ bật điều hoà khi cần thiết, nhiệt độ thích hợp trong phòng 26-28 độ C
- Tạo độ ẩm trong phòng khi bật điều hoà
- Vệ sinh điều hoà định kỳ
- Chú ý giữ ấm vùng cổ cho trẻ
- Cho trẻ uống đủ nước
- Không để trẻ vào ngay phòng lạnh khi đang từ ngoài trời nóng về hoặc đang từ trong phòng lạnh ra ngoài nhiệt độ cao.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và các loại vitamin để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
An AnBạn đang xem bài viết Trẻ cứ nằm điều hòa là bị ho, nguyên nhân do đâu và làm cách nào để khắc phục? tại chuyên mục Tư vấn chuyên gia của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].