Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Trẻ bị cảm lạnh uống thuốc gì? Những lưu ý khi dùng thuốc cho trẻ

Cảm lạnh là một trong những bệnh lý thường gặp khi thời tiết chuyển mùa. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ có hệ miễn dịch suy yếu, cảm lạnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu trẻ bị cảm lạnh uống thuốc gì và những lưu ý khi sử dụng qua bài viết dưới đây nhé.

1 Tư vấn chung về quản lý cảm lạnh ở trẻ em

Cảm lạnh là một bệnh thông thường, xảy ra khi nhiễm trùng do virus, vì vậy thuốc kháng sinh thường không có tác dụng điều trị. Thay vào đó, phương pháp điều trị chính là làm giảm các triệu chứng liên quan đến cảm lạnh và tăng cường sức đề kháng của cơ thể:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Hãy cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường để giúp cơ thể trẻ phục hồi và chống lại virus.
  • Bổ sung nước: Cho trẻ uống nhiều nước bao gồm nước lọc, nước ép trái cây, súp và sữa. Vì bổ sung nước giúp làm loãng dịch nhầy, giảm nghẹt mũi và tránh mất nước.
  • Vệ sinh cá nhân: Hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt là sau khi hỉ mũi hoặc ho. Trẻ nên che miệng (tốt nhất là bằng khăn giấy) khi ho và tránh chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng. Hạn chế việc dùng chung cốc, chén, dĩa và đồ dùng cá nhân khác để tránh lây nhiễm cho người khác.
  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn: Đối với trẻ từ 6 - 12 tuổi, bạn có thể cân nhắc sử dụng thuốc ho và cảm lạnh không kê đơn sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
  • Theo dõi và liên hệ với bác sĩ khi cần thiết: Theo dõi thật kỹ các triệu chứng của trẻ. Nếu các triệu chứng không cải thiện sau 2-3 ngày, trở nên nặng hơn hoặc bạn lo lắng về tình trạng của trẻ, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Đừng tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của chuyên gia y tế.

Tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý tăng liều hoặc kéo dài thời gian sử dụng thuốc quá 5 ngày. Nếu quên 1 liều, hãy cho trẻ uống ngay khi nhớ ra. Nếu gần đến thời gian uống liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc bình thường.

Xem thêm: 10 cách trị cảm lạnh đơn giản tại nhà bạn nên biết

Phương pháp điều trị chính là làm giảm các triệu chứng cảm lạnh và điều chỉnh lối sống

Phương pháp điều trị chính là làm giảm các triệu chứng cảm lạnh và điều chỉnh lối sống

2 Trẻ bị cảm lạnh uống thuốc gì để mau khỏi?

Thuốc giảm đau hạ sốt 

Bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt không kê đơn (OTC) nếu cơn sốt khiến con bạn khó chịu. 

Hãy cân nhắc cho trẻ dùng thuốc hạ sốt và giảm đau không kê đơn dành cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ em như acetaminophen (Panadol, Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin). Đây là những lựa chọn thay thế an toàn hơn cho aspirin.

Tuy nhiên, những loại thuốc này không có tác dụng tiêu diệt được virus cảm lạnh. Bên cạnh đó, sốt là một phản ứng tự nhiên có lợi của cơ thể trẻ nhằm chống lại virus, vì vậy chỉ hạ sốt bằng thuốc cho trẻ khi nhiệt độ cơ thể > 38 độ C, không sử dụng dự phòng sốt.

Lưu ý quan trọng:

  • Sử dụng thuốc trong thời gian ngắn nhất có thể: Chỉ sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt khi cần thiết và tuân thủ đúng liều lượng được khuyến cáo. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về liều lượng phù hợp cho con bạn, hãy gọi cho bác sĩ.
  • Không sử dụng aspirin vì aspirin có liên quan đến hội chứng Reye, một tình trạng hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong ở trẻ.

Để điều trị sốt, hãy cho trẻ dùng thuốc hạ sốt và giảm đau không kê đơn

Để điều trị sốt, hãy cho trẻ dùng thuốc hạ sốt và giảm đau không kê đơn

Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin là loại thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn chất hóa học histamin gây ra các triệu chứng dị ứng. Mặc dù thuốc kháng histamin không liên quan đến cảm lạnh nhưng khi sử dụng có thể cải thiện các triệu chứng của cảm lạnh hoặc liên quan đến viêm mũi dị ứng như: Ho, sổ mũi, hắt hơi,...

Đặc biệt, thuốc kháng histamin thế hệ đầu tiên như diphenhydramine và carbinoxamine có thể gây buồn ngủ từ đó có thể giúp trẻ bị cảm lạnh ngủ ngon hơn vào ban đêm.

Tuy nhiên ngoài buồn ngủ, thuốc kháng histamin có thể gây ra các tác dụng phụ như khô miệng, táo bón, chán ăn và thay đổi thị lực.

Hiện nay, thuốc kháng histamin được chia thành 2 thế hệ:

  • Thế hệ 1: Gồm các hoạt chất như promethazin, clorpheniramin, diphenhydramine,... Tác dụng của thuốc thế hệ 1 thường ngắn, cần sử dụng nhiều lần trong ngày và có thể gây buồn ngủ.
  • Thế hệ 2: Gồm các hoạt chất như loratadin, cetirizin, desloratadine,... Thuốc thế hệ 2 ít gây buồn ngủ hơn, tác dụng kéo dài hơn và thường được sử dụng rộng rãi hơn.

Thuốc kháng histamin không trực tiếp điều trị cảm lạnh mà chủ yếu giúp giảm triệu chứng khó chịu như sổ mũi, hắt hơi và hỗ trợ giấc ngủ. Tuy nhiên, bạn cần thận trọng khi sử dụng cho trẻ em và luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thuốc kháng histamin được sử dụng giúp cải thiện các triệu chứng như ho, sổ mũi, hắt hơi,...

Thuốc kháng histamin được sử dụng giúp cải thiện các triệu chứng như ho, sổ mũi, hắt hơi,...

Thuốc long đờm

Thuốc long đờm giúp làm loãng dịch nhầy trong đường hô hấp, từ đó giúp trẻ dễ dàng tống đờm ra ngoài hơn khi ho. Điều này làm giảm sự khó chịu và cải thiện khả năng thở của trẻ.

Lưu ý quan trọng:

  • Bổ sung nước: Để thuốc long đờm hoạt động hiệu quả, trẻ cần uống nhiều nước vì nước giúp làm loãng dịch nhầy, hỗ trợ quá trình long đờm và tống xuất đờm ra ngoài.
  • Không kết hợp với thuốc giảm ho: Thuốc long đờm giúp tống đờm ra ngoài, trong khi thuốc giảm ho lại ức chế phản xạ ho. Việc kết hợp hai loại thuốc này có thể gây ra tác dụng ngược, khiến đờm bị ứ đọng trong đường hô hấp, làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Thuốc long đờm giúp làm loãng đờm, chất nhầy bằng cách tăng tiết dịch đường hô hấp

Thuốc long đờm giúp làm loãng đờm, chất nhầy bằng cách tăng tiết dịch đường hô hấp

Thuốc giảm ho

Nếu cơn ho của trẻ kéo dài, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc các hoạt động hàng ngày và không có dấu hiệu khó thở, bạn có thể cân nhắc thuốc giảm ho. Thuốc giảm ho chủ yếu hoạt động bằng cách ức chế phản xạ ho thông qua tác động trực tiếp lên trung tâm ho của hệ thần kinh.

Một số loại thuốc giảm ho:

  • Dextromethorphan: Đây là hoạt chất có trong nhiều loại thuốc giảm ho không kê đơn, giúp giảm ho khan (ho không có đờm). Tác dụng phụ thường gặp bao gồm buồn ngủ, chóng mặt, bồn chồn, buồn nôn và khó chịu ở dạ dày.
  • Hydrocodone và Codeine: Đây là những opioid đôi khi được sử dụng trong thuốc giảm ho kê đơn. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo không sử dụng hydrocodone và codeine cho trẻ em dưới 12 tuổi do nguy cơ gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm khó thở.

Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm ho:

  • Codeine: Chống chỉ định với trẻ em dưới 12 tuổi và trẻ em dưới 18 tuổi vừa cắt amidan hoặc sau thủ thuật nạo V.A (Được sử dụng để loại bỏ mô bạch huyết vòm họng). Đối với thanh thiếu niên từ 12-18 tuổi, chỉ sử dụng codeine khi lợi ích vượt trội so với nguy cơ và cần có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ, đặc biệt là ở những trẻ có các yếu tố nguy cơ như béo phì, ngưng thở khi ngủ, bệnh phổi nặng, bệnh thần kinh cơ hoặc đang sử dụng các loại thuốc khác có thể gây ức chế hô hấp.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Do nhóm thuốc có nhiều loại thuốc và cơ chế tác dụng khác nhau, việc sử dụng hay phối hợp thuốc cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi cho trẻ sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm ho nào.

Thuốc giảm ho chứa codeine chống chỉ định cho trẻ dưới 12 tuổi

Thuốc giảm ho chứa codeine chống chỉ định cho trẻ dưới 12 tuổi

Thuốc thông mũi

Khi bị cảm lạnh, các niêm mạc mũi thường tổn thương gây sưng viêm, từ đó dẫn đến tình trạng khó thở và nghẹt mũi. Thuốc thông mũi chứa các thành phần như phenylephrine và pseudoephedrine giúp làm khô, co mạch máu trong niêm mạc mũi, giảm các triệu chứng sổ mũi hoặc nghẹt mũi.

Lưu ý quan trọng:

  • Phenylephrine: Các loại thuốc thông mũi dạng uống có chứa phenylephrine được cho là không hiệu quả trong việc làm giảm nghẹt mũi ở liều lượng khuyến cáo.
  • Tác dụng phụ: Thuốc thông mũi có thể gây ra một số tác dụng phụ như hiếu động thái quá, cáu kỉnh, khó chịu ở dạ dày, đau đầu và chóng mặt.
  • Không nhầm lẫn với thuốc long đờm: Không nên nhầm lẫn thuốc thông mũi với thuốc long đờm (thường chứa guaifenesin) dùng để làm loãng dịch nhầy.

Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi cho trẻ sử dụng thuốc thông mũi. Tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn sử dụng được ghi trên bao bì sản phẩm hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Theo dõi sát sao tình trạng của trẻ sau khi dùng thuốc. Nếu triệu chứng không cải thiện hoặc trở nên nặng hơn, bạn hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Thuốc thông mũi giúp giảm các triệu chứng sổ mũi hoặc nghẹt mũi

Thuốc thông mũi giúp giảm các triệu chứng sổ mũi hoặc nghẹt mũi

3 Khi nào cần liên hệ với bác sĩ? 

Khi có các dấu hiệu sau

Khi trẻ bị cảm lạnh, hãy liên hệ với bác sĩ khi xuất hiện bất kỳ các triệu chứng sau đây:

  • Sốt từ 38 độ C trở lên ở trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi hoặc sốt hơn 3 ngày ở trẻ em mọi lứa tuổi.
  • Môi xanh, tím tái.
  • Thở nhanh, khó khăn, thở khò khè, xương sườn lộ ra sau mỗi lần thở hoặc khó thở.
  • Đau đầu dữ dội.
  • Chán ăn, có dấu hiệu mất nước (như đi tiểu ít).
  • Dễ cáu kỉnh hoặc buồn ngủ.
  • Đau tai dai dẳng.
  • Tình trạng của trẻ không cải thiện hơn sau khi điều trị.

Sốt cao kéo dài là dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ đối với trẻ bị cảm lạnh

Sốt cao kéo dài là dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ đối với trẻ bị cảm lạnh

Nơi khám chữa bệnh

Khi xuất hiện những dấu hiệu trên, bạn nên đưa trẻ đến khám tại các phòng khám, bệnh viện uy tín như:

  • Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố, Bệnh viện Nhi Đồng 2,...
  • Hà Nội: Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,...

4 Các lựa chọn thay thế cho thuốc cảm lạnh

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc cảm lạnh, bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị tự nhiên tại nhà để giúp làm giảm các triệu chứng cảm lạnh như:

  • Xịt mũi: Sử dụng nước muối sinh lý nhỏ vào mũi và hút bằng thiết bị như máy hút mũi giúp làm sạch dịch nhầy trong khoang mũi.
  • Bù nước: Cho trẻ uống nhiều nước trong suốt ngày để làm loãng dịch nhầy, giảm nghẹt mũi và tránh mất nước ví dụ nhứ: Nước lọc, nước ép trái cây, súp và sữa.
  • Kê cao đầu khi ngủ: Điều này giúp chất nhầy hạn chế tích tụ ở mũi và cổ họng, ảnh hưởng đến đường hô hấp.

Xịt mũi là một trong các phương pháp điều trị tự nhiên tại nhà làm giảm triệu chứng cảm lạnh

Xịt mũi là một trong các phương pháp điều trị tự nhiên tại nhà làm giảm triệu chứng cảm lạnh

5 Những lưu ý trước khi sử dụng thuốc chữa cảm lạnh cho trẻ 

Khi sử dụng thuốc chữa cảm lạnh, bạn cần lưu ý:

  • Luôn tham khảo lời khuyên từ bác sĩ hoặc dược sĩ về phương án điều trị tốt nhất cũng như loại thuốc phù hợp cho các triệu chứng cảm lạnh. 
  • Trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ về tiền sử bệnh lý, thuốc đang sử dụng và tình trạng dị ứng của trẻ để được kê toa phù hợp, tránh sử dụng thuốc có thể tương tác với các loại thuốc và tình trạng bệnh lý khác.
  • Mẹ đang cho con bú nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc ho nào. 
  • Không nên dùng chung thuốc với người khác, đặc biệt là giữa người lớn và trẻ em.
  • Lượng thuốc còn lại sau khi điều trị không được tái sử dụng và phải bỏ đi.

Luôn tham khảo lời khuyên từ bác sĩ hoặc dược sĩ về phương án điều trị tốt nhất khi cảm lạnh

Luôn tham khảo lời khuyên từ bác sĩ hoặc dược sĩ về phương án điều trị tốt nhất khi cảm lạnh

6 Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị cảm lạnh cho trẻ em

Thuốc cảm không kê đơn khi sử dụng có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Động kinh.
  • Nhịp tim nhanh.
  • Giảm ý thức.
  • Hội chứng Reye (do aspirin).
  • Từ vong.

Ngoài ra, một số điều bạn cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc cảm như:

  • Dùng quá nhiều loại thuốc khác nhau cũng có thể gây hại. Vì vậy, tránh cho trẻ uống nhiều hơn một loại thuốc cảm không kê toa và sử dụng đúng liều lượng.
  • Thực hiện nghiêm ngặt hướng dẫn về liều dùng khi cho trẻ dùng thuốc không kê đơn.
  • Trao đổi với bác sĩ khi có bất kỳ thắc mắc nào để nhận được sự tư vấn chính xác.

Động kinh là một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng thuốc cảm không kê đơn

Động kinh là một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng thuốc cảm không kê đơn

7 Các câu hỏi thường gặp 

Trẻ bao nhiêu tuổi thì uống được thuốc ho, cảm?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng những loại thuốc ho, cảm không đúng cách có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng thuốc ở trẻ em, cụ thể:

  • Trẻ từ 0-24 tháng tuổi: Không tự ý sử dụng cho trẻ, mà phải cho trẻ đi khám bác sĩ khi có dấu hiệu trẻ bị sốt cao, ho, sổ mũi,...
  • Trẻ 2-5 tuổi: Sử dụng thuốc ho và cảm lạnh cho trẻ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Trẻ 6 tuổi trở lên: Sử dụng thuốc theo hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc.

Không tự ý cho trẻ dưới 2 tuổi dùng thuốc cảm lạnh hoặc thuốc ho không kê đơn

Không tự ý cho trẻ dưới 2 tuổi dùng thuốc cảm lạnh hoặc thuốc ho không kê đơn

Có nên dùng kháng sinh chữa cảm lạnh cho trẻ không?

Không nên dùng kháng sinh để điều trị cảm lạnh cho trẻ vì kháng sinh chỉ có tác dụng chống lại vi khuẩn, trong khi cảm lạnh là do virus gây ra. Do đó, việc sử dụng kháng sinh khi trẻ bị cảm lạnh sẽ không mang lại hiệu quả

Thay vì sử dụng kháng sinh, hãy tập trung vào việc giảm triệu chứng cảm lạnh cho trẻ bằng các biện pháp tự nhiên như bổ sung nước, nghỉ ngơi, sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh mũi họng cho trẻ. Ngoài ra, khi thấy trẻ có các triệu chứng nghiêm trọng hoặc kéo dài, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Bác sĩ sẽ quyết định xem trẻ có cần dùng thuốc đặc trị hay không, tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể.

Nếu trẻ bị cảm lạnh, thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng

Nếu trẻ bị cảm lạnh, thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng

Nên cho trẻ uống một hay hai loại thuốc khi bị cảm ho?

Khi trẻ bị cảm lạnh, chỉ nên chọn sử dụng thuốc phù hợp với triệu chứng mà trẻ đang mắc phải, không nên sử dụng nhiều loại. Để tránh dùng thuốc quá liều, hãy đọc và làm theo hướng dẫn, sử dụng dụng cụ đo được đóng gói cùng với thuốc.

Chỉ nên sử dụng thuốc phù hợp, không nên sử dụng nhiều loại

Chỉ nên sử dụng thuốc phù hợp, không nên sử dụng nhiều loại

Có nên đánh thức trẻ dậy để uống thuốc? 

Nghỉ ngơi là một trong những biện pháp khắc phục tốt nhất cho bệnh cảm lạnh, vì vậy hãy để trẻ ngủ đủ giấc. Nếu trẻ bỏ qua một liều thuốc khi đang ngủ, bạn có thể cho trẻ uống liều tiếp theo khi trẻ thức dậy hoặc đợi đến sáng.

Tuy nhiên, mỗi loại thuốc có liều lượng khác nhau, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết rõ về liều lượng và thời gian uống thuốc. Điều này giúp bạn chủ động hơn trong việc cho trẻ uống thuốc và đảm bảo thuốc đạt hiệu quả điều trị cao nhất.

Nghỉ ngơi là một trong những biện pháp khắc phục tốt nhất cho bệnh cảm lạnh

Nghỉ ngơi là một trong những biện pháp khắc phục tốt nhất cho bệnh cảm lạnh

Có nên dùng thìa ăn để đong thuốc cho trẻ?

Sử dụng thìa ăn để đong thuốc có thể thay đổi về liều lượng thuốc được sử dụng. Do đó, nên đảm bảo sử dụng dụng cụ đo lường đi kèm với thuốc nếu có. 

Trong trường hợp thuốc không có dụng cụ đo lường, bạn có thể sử dụng thìa đong hoặc cốc đong thực tế phù hợp với liều lượng được ghi trên nhãn. Điều này có thể giúp bạn sử dụng đủ lượng thuốc để mang lại hiệu quả nhưng không quá nhiều.

Sử dụng thìa ăn để đong thuốc có thể thay đổi về liều lượng thuốc được sử dụng

Sử dụng thìa ăn để đong thuốc có thể thay đổi về liều lượng thuốc được sử dụng

Xem thêm:

  • Cách điều trị cảm lạnh nhanh chóng, hiệu quả mà không cần dùng thuốc
  • Bị cảm lạnh khi nhiễm nước mưa - Cách giữ gìn sức khỏe khi mắc mưa
  • Trẻ bị cảm lạnh: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử lý và một số lưu ý

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin về các loại thuốc dùng cho trẻ em khi bị cảm lạnh và lưu ý khi sử dụng để tránh những tác dụng không mong muốn. Hãy chia sẻ bài viết này đến mọi người nếu bạn thấy hữu ích nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính