Trẻ bị bỏng nước sôi do sự bất cẩn của người lớn

Do bất cẩn trong lúc chơi đùa, trẻ bị ngã vào nồi nước nóng dẫn đến bị bỏng nặng, trợt da vùng đầu, cổ, ngực và bụng.

Theo thông tin từ BV Sản Nhi Quảng Ninh,  trong 4 tháng đầu năm 2021, Khoa Ngoại & Chuyên khoa của đơn vị này đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp trẻ nhỏ bị bỏng do nước sôi, bỏng cồn, bỏng dầu ăn... mà nguyên nhân chính đều do sự bất cẩn của người lớn.

Đặc điểm chung của các trường hợp trẻ nhập viện do bỏng là trẻ ở độ tuổi rất nhỏ, bị bỏng trong tình huống bất ngờ trong sinh hoạt gia đình.

Gần đây nhất là trường hợp bé P.Đ.H. (2 tuổi, ở Vân Đồn, Quảng Ninh). Trẻ nhập viện trong tình trạng do bất cẩn ngã vào bị ngã vào nồi nước nóng, sau tại nạn trẻ bị bỏng trợt da vùng đầu, cổ, ngực, bụng, diện tích bỏng 16%...

Một trường hợp nữa là bé V.G.H. (1 tuổi, ở Lục Nam, tỉnh Bắc Giang). Trẻ nhập viện trong tình trạng bị bỏng nước sôi vùng đùi, cẳng chân phải, sau bỏng được gia đình cho đắp thuốc nam... dẫn đến tình trạng trẻ sốt cao, chảy dịch vùng bỏng được gia đình cho nhập viện kiểm tra...

Khi được đưa đến bệnh viện, trẻ được các bác sĩ dùng thuốc xịt bỏng, dùng gạc vô khuẩn băng vị trí bỏng, sử dụng thuốc giảm đau, truyền dịch và kháng sinh thay băng tại chỗ hàng ngày.

Trẻ bị bỏng nước sôi do sự bất cẩn của người lớn 0

Bác sĩ Đỗ Hoàng Việt, BV Sản Nhi Quảng Ninh cho biết, lứa tuổi bị bỏng nhiều nhất là từ 2 đến 5 tuổi, do độ tuổi này trẻ rất hiếu động, tò mò, muốn khám phá và chưa ý thức được nguy hiểm.

Tổn thương bỏng rất đa dạng, ở nhiều vị trí như: chân, lưng, cánh cẳng tay, đặc biệt là bàn tay, rất nhiều trường hợp để lại di chứng nặng nề, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cũng như chất lượng sống của trẻ sau này.

Các vị trí bỏng ở vùng mặt hoặc bộ phận sinh dục cũng rất nguy hiểm vì ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng sinh sản sau này của trẻ. Cùng với đó là thời gian điều trị lâu dài, tốn nhiều chi phí.

Bác sĩ khuyến cáo,  trẻ nhỏ vốn hiếu động, do đó cha mẹ cần luôn chú ý giám sát trẻ, cần để phích nước sôi, cốc nước nóng, thức ăn mới nấu, bàn là đang nóng, bật lửa... ở nơi trẻ không sờ hoặc với tới được.

Không để trẻ nhỏ tự tắm vòi nước nóng lạnh, nếu tắm chậu cho trẻ, cần đổ nước lạnh vào trước và hòa nước nóng sau, luôn kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm cho trẻ.

Bên cạnh đó, khi bê nước nóng, thức ăn mới nấu, cần tránh xa trẻ để không va đụng. Kiểm tra nhiệt độ của thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn, uống. Không nên ăn thức ăn, uống nước nóng khi bế trẻ nhỏ… tránh trường hợp trẻ nghịch bị đổ gây bỏng.

An An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính