Trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái để đạt được bình đẳng giới

Bình đẳng giới là một nội dung cấp thiết và quan trọng cần được giải quyết để hướng đến một xã hội công bằng, bình đẳng, đảm bảo mục tiêu không ai bị bỏ lại phía sau.

Trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, có mục tiêu số 5 về bình đẳng giới và tăng cường đào tạo, tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.

Phụ nữ có quyền được bình đẳng trong mọi lĩnh vực. Điều này cần được lồng ghép xuyên suốt toàn bộ hệ thống pháp luật, được quy định trong cả luật và thực thi pháp luật, bao gồm các biện pháp tích cực như định mức (quota). Do mọi lĩnh vực của đời sống đều liên quan đến bình đẳng giới, cần có những nỗ lực để loại bỏ tận gốc sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới ở mọi nơi.

Cần xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Ảnh minh họa

Cần xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Ảnh minh họa

Các chỉ tiêu để đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái bao gồm:

  • Chấm dứt mọi hình thức phân biệt đối xử đối với tất cả phụ nữ và trẻ em gái ở mọi nơi
  • Xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái ở nơi công cộng cũng như nơi riêng tư, bao gồm cả hành vi buôn người, bóc lột tình dục và tất cả các hình thức bóc lột khác
  • Xóa bỏ các hủ tục như tảo hôn, cưỡng hôn và cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ
  • Công nhận và đề cao công việc nội trợ và chăm sóc gia đình không thù lao thông qua việc cung cấp các dịch vụ công, cơ sở hạ tầng và các chính sách bảo trợ xã hội, và thúc đẩy việc chia sẻ trách nhiệm trong gia đình phù hợp với điều kiện từng quốc gia
  • Bảo đảm sự tham gia đầy đủ, hiệu quả và có cơ hội bình đẳng được nắm giữ vị trí lãnh đạo của phụ nữ ở tất cả các cấp hoạch định chính sách trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội
  • Bảo đảm tiếp cận toàn dân về sức khỏe tình dục và sinh sản cũng như quyền sinh sản đã được thông qua phù hợp với Chương trình Hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển, Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh và các văn kiện về kết quả của các hội nghị đánh giá việc thực hiện Chương trình và Cương lĩnh này
  • Tiến hành cải cách nhằm trao cho phụ nữ quyền bình đẳng tiếp cận các nguồn lực kinh tế, cũng như khả năng tiếp cận quyền sở hữu và kiểm soát đất đai, các tài sản khác, các dịch vụ tài chính, quyền thừa kế và tài nguyên thiên nhiên khác, phù hợp với luật pháp quốc gia
  • Tăng cường sử dụng các công nghệ tạo thuận lợi cho phụ nữ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông nhằm thúc đẩy việc trao quyền cho phụ nữ
  • Thông qua và tăng cường các chính sách thuận lợi và hệ thống pháp luật có hiệu lực cao nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái ở tất cả các cấp.

Bình đẳng giới là một nhân tố tác động toàn bộ đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của một đất nước. Bình đẳng giới không chỉ giúp cho phụ nữ có cơ hội lên tiếng, được học tập, phát triển và thể hiện tiềm năng của mình mà còn giúp giảm thiểu những áp lực cho đàn ông.

An An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính