Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Trầm cảm sau sinh là gì, có biểu hiện gì, chữa được không?

Trầm cảm sau sinh ở Việt Nam đang ở mức báo động, có tới 33% các mẹ bầu mắc phải. Vậy trầm cảm sau sinh là gì, làm sao để nhận biết, và có chữa được không?

  Các mẹ bỉm sữa rất dễ gặp phải trầm cảm sau sinh. Ảnh minh họa

Các mẹ bỉm sữa rất dễ gặp phải trầm cảm sau sinh. Ảnh minh họa

Trầm cảm sau sinh là gì?

Theo TS.BS Dương Văn Tâm, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện bạch Mai, trầm cảm là một trạng thái bệnh lý của cảm xúc, biểu hiện bằng quá trình ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần. Chủ yếu là ức chế cảm xúc, ức chế tư duy, ức chế vận động.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm, trong đó có những thay đổi tâm sinh lý, cảm xúc ở thời kỳ mang thai, sinh nở. Tùy vào nguyên nhân gây ra trầm cảm mà y học chia bệnh trầm cảm thành 3 loại gồm:

- Trầm cảm nội sinh hay còn gọi là trầm cảm chưa rõ nguyên nhân: trầm cảm trong phân liệt cảm xúc, trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rối loạn trầm cảm tái diễn, trầm cảm thoái triển…

- Trầm cảm tâm sinh: Trầm cảm xuất hiện sau các sang chấn tâm thần hay hoàn cảnh xung đột, trầm cảm phản ứng…

- Trầm cảm thực tổn: Trầm cảm sau sinh hoặc trầm cảm do các bệnh thực tổn ở não hoặc các bệnh toàn thân khác, trầm cảm do nhiễm độc ma túy, rượu…

Những dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh.

Bác sĩ Tâm cũng chỉ rõ, trong quá trình mang thai và sau khi sinh, nếu chị em gặp phải những triệu chứng dưới đây thì nên đi thăm khám và điều trị sớm bệnh lý trầm cảm.

- Mất mọi quan tâm thích thú trong các hoạt động

- Giảm năng lượng và tăng sự mệt mỏi

- Giảm sự tập trung chú ý

- Giảm tính tự trọng và lòng tin, khó khăn trong việc quyết định

- Ý tưởng bị tội và không xứng đáng

- Những triệu chứng cơ thể khác gồm: đau đầu, tức ngực, hồi hộp, trào ngược dạ dày… Chính vì những triệu chứng này người bệnh đi khám nhiều chuyên khoa khác nhưng không tìm ra bệnh.

- Nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan

- Khí sắc trầm

- Có các triệu chứng loạn thần như hoang tưởng, ảo giác

- Thay đổi cảm giác ngon miệng

- Rối loạn giấc ngủ

- Có ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát

  Căng thẳng, chán nản, khó ngủ... là những dấu hiệu cảnh báo sớm trầm cảm sau sinh. Ảnh minh họa

Căng thẳng, chán nản, khó ngủ... là những dấu hiệu cảnh báo sớm trầm cảm sau sinh. Ảnh minh họa

Chị em cũng có thể gặp phải những thay đổi sớm như thay đổi cảm xúc (cảm thấy chán nản, căng thẳng khó thư giãn, dễ cáu giận); Thay đổi hành vi (khó ngủ, giảm ngon miệng); Thay đổi tư duy (hay quên, giảm tập trung, suy nghĩ tiêu cực)…

Trầm cảm sau sinh có chữa được không?

Để điều trị căn bệnh trầm cảm sau sinh, bác sĩ Dương Văn Tâm cho biết, hiện có 3 phương pháp điều trị chính là liệu pháp hóa dược, liệu pháp tâm lý và liệu pháp sốc điện.

Trong đó, liệu pháp hóa dược là sử dụng các thuốc chống trầm cảm giúp não hồi phục cân bằng lại, do đó làm giảm đáng kể các triệu chứng.

Tuy nhiên, vẫn còn một số hiểu biết không đúng về thuốc chống trầm cảm sau sinh dẫn đến việc kém hiệu quả trong quá trình điều trị.

Như sợ rằng đó là thuốc gây nghiện, không dùng đủ thời gian cần thiết, nghĩ rằng có nhiều tác dụng phụ, nhưng thực sự không phải vậy.

Còn liệu pháp tâm lý bao gồm nhiều các liệu pháp như liệu pháp nhận thức, liệu pháp hành vi, liệu pháp cá nhân, liệu pháp gia đình… giúp bệnh nhân không chỉ thuyên giảm triệu chứng mà còn phục hồi kỹ năng sinh hoạt, kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng xã hội.

Liệu pháp sốc điện được sử dụng với những bệnh nhân nặng, bệnh nhân kháng thuốc. Sốc có gây mê giảm thiểu những tai biến, an toàn cho người bệnh. Liệu pháp kích thích từ xuyên sọ mang lại nhiều hiệu quả cho bệnh nhân trầm cảm.

Linh Nhi/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO