Bụi mịn là gì?
Bụi mịn (bụi PM2.5) là các hạt tìm thấy trong không khí, bao gồm cả bụi, muội, khói, hạt chất lỏng, có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 µg/m3 (=1/30 kích thước sợi tóc).
Bụi trong không khí nói chung và bụi PM2.5 thường phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau như: Khí thải của các phương tiện giao thông, hoạt động của các nhà máy công nghiệp, hoạt động xây dựng, đốt rơm rạ trong nông nghiệp, các hoạt động sinh hoạt tại các hộ gia đình đun nấu và sưởi ấm bằng than, củi, từ khói thuốc lá, cháy rừng…
Theo các chuyên gia, bụi PM2,5 được đánh giá là tác nhân ô nhiễm không khí có ảnh hưởng tiêu cực nhất tới sức khoẻ con người. Nó có khả năng lắng đọng, thẩm thấu và đi sâu vào tận các phế nang trong phổi và vào máu ảnh hưởng tới hệ hô hấp, tim mạch và não bộ.
Một số loại khẩu trang chống bụi mịn trên thị trường
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện một số loại khẩu trang được quảng cáo là có khả năng chống bụi mịn như: N95, Cambridge Mask N95...
- Khẩu trang chống bụi mịn N95
Khẩu trang N95 - là một chỉ số của viện an toàn lao động vệ sinh của Mỹ, nó giúp con người có thể hít thở bầu không khí trong lành dù sống ở những nơi ô nhiễm hay có nhiều bụi nhỏ đến mức vô hình.
Khẩu trang chống bụi mịn N95 có thiết kế làm từ vải không dệt có than hoạt tính. Khẩu trang có 3 lớp là:
Lớp vải làm từ vật liệu chất lượng không gây dị ứng, có tính đàn hồi, vừa vặn với mọi loại khuôn mặt. Lớp than hoạt tính sản xuất 100% cacbon hoạt tính ép chặt trong vải và 1 lớp sợi hoạt tính vừa chống ô nhiễm lại tạo đội thoáng và không gây kích ứng da.
Loại khẩu trang này đang được bán với mức giá dao động khoảng 500.000 đồng/ hộp/20 chiếc.
- Khẩu trang chống bụi mịn Cambridge Mask N95
Ngoài khẩu trang N95, trên thị trường còn có loại Cambridge Mask N95 có xuất xứ từ Anh Quốc cũng được quảng cáo là có khả năng chống bụi mịn.
Mẫu khẩu trang này được trang bị công nghệ lọc 3 lớp nên có khả năng loại bỏ tới 95% vi khuẩn, virus và ngay cả bụi mịn.
Mức giá của một chiếc khẩu trang Cambridge Mask N95 này khá đắt đỏ, dao động từ 950.000 đồng - 1.200.000 đồng/chiếc.
Mặc dù cả 2 loại khẩu trang trên đều bán rất chạy tuy nhiên, theo bà Nguỵ Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo xanh (GreenID), hiện nay mới chỉ có khẩu trang N95 có khả năng phòng được các hạt bụi PM 2.5. Ngoài ra, bà Khanh cũng thông tin thêm, khi chọn khẩu trang người dân cần chú ý 2 yếu tố sau:
Khẩu trang đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn:
+ Tiêu chuẩn Hoa Kỳ (NIOSH): Người mua cần kiểm tra các thông tin in trên bao bì như tên nhà sản xuất, loại tiêu chuẩn (N95, N99 hay N100).
+ Tiêu chuẩn châu Âu (CE) cần kiểm tra đầy đủ các thông tin trên bao bì như: dấu “CE”, tên nhà sản xuất, chứng nhận EN149:2001 và loại tiêu chuẩn (FFP2, FFP3)
Chọn cơ sở cung cấp, thương hiệu khẩu trang uy tín có chứng nhận an toàn từ cơ quan chức năng.
Ngoài dùng khẩu trang, để phòng chống ô nhiễm không khí, khi ra đường người dân cần mặc quần áo dài, đeo kính, đội mũ, đeo khẩu trang chất lượng tốt để ngăn chặn các hạt bụi mịn đi sâu vào trong cơ thể.
Hướng dẫn sử dụng khẩu trang đúng, không hại sức khỏe
Chuyên gia khuyên bạn một số lưu ý khi dùng khẩu trang để không gây tổn hại tới sức khỏe:
- Đeo khẩu trang không nên sờ vào mặt ngoài, chỉ nên sử dụng khẩu trang một lần duy nhất.
- Không nên sử dụng các loại khẩu trang kém chất lượng. Các loại khẩu trang y tế chuẩn sẽ có một lớp than hoạt tính màu đen gắn chặt vào các sợi vải giúp khử độc, tránh các hạt bụi xâm nhập mang theo mầm bệnh và các độc tố khác.
- Khi đẹo khẩu trang, phần mép cứng bên trên sẽ đeo sát mũi, sau đó kéo dãn khẩu trang ra để đeo ôm kín góc mũi tránh những tiếp xúc mỗi lần hắt hơi từ trong ra ngoài và ngược lại.
Trên đây là một số thông tin về cách chọn mua khẩu trang chống bụi mịn cũng như hướng dẫn cách dùng khẩu trang đúng cách ai cũng nên tham khảo.
Thanh HươngBạn đang xem bài viết Gợi ý 2 loại khẩu trang chống bụi mịn tốt nhất hiện nay trên thị trường tại chuyên mục Xã hội của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].