Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, các loại vắc xin đều có tỷ lệ bảo vệ nhất định, không tuyệt đối được 100%, thường sẽ là 70 - 80%, nên còn lại 20 - 30% vẫn có nguy cơ mắc bệnh.
Riêng đối với biến chủng Delta thì hệ thống kháng thể của cơ thể không được bảo vệ hoàn toàn, dẫn đến việc nhiều người tiêm vắc xin đủ 2 mũi rồi vẫn mắc bệnh.
Vị chuyên gia này cũng chia sẻ thêm, thống kê trên thế giới cho thấy, với người đã tiêm đầy đủ 2 mũi thì 90% khi nhiễm bệnh sẽ được bảo vệ, không chuyển biến nặng, không cần thở oxy và không phải điều trị hồi sức tích cực.
Tuy nhiên, còn 10% vẫn có nguy cơ mắc bệnh nặng. Đặc biệt, với người trên 65 tuổi thì tỷ lệ bảo vệ khoảng 80 - 85%, do đó nguy cơ chuyển biến nặng cao hơn so với bình thường.
Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, vắc xin phòng COVID-19 chính là biện pháp quan trọng phòng ngừa các biến chứng nặng, tử vong của bệnh COVID-19 và nguy cơ lây nhiễm vi rút cho bản thân và người xung quanh, tiến tới mong muốn bảo vệ cộng đồng.
Cần tiêm vắc xin COVID-19 sớm nhất khi được thông báo tiêm chủng. Không có vắc xin nào là tuyệt đối an toàn và cũng không có vắc xin nào có hiệu quả bảo vệ 100%. Vì vậy, dù đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, người dân vẫn nên thực hiện nghiêm quy định 5K và giãn cách để tránh tình trạng lây nhiễm.
An AnBạn đang xem bài viết Tiêm đủ 2 mũi vắc xin có bị mắc COVID-19 nữa không? Nếu mắc thì sức khoẻ sẽ ra sao? tại chuyên mục Tư vấn chuyên gia của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].