Thiếu máu là sự giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm số lượng huyết sắc tố chức năng ở máu ngoại vi dẫn đến máu thiếu oxy để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Một người được coi là thiếu máu khi nồng độ huyết sắc tố trong máu thấp hơn so với người cùng giới, cùng lứa tuổi, cùng một môi trường sống.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thiếu máu như
+Thiếu máu do thiếu sắt, chiếm tỉ lệ 25-35%. Bệnh xảy ra do bệnh nhân bị mất máu lâu ngày, thường do mất máu do bị hành kinh, do bị ung thư đại tràng, bị giun móc
+Thiếu máu do bệnh mạn tính chiếm 25-35%
+Do tan huyết và tủy xương không tạo đủ tế bào máu chiếm 15%
+Do bệnh Myelodysplasia (hội chứng loạn sinh tủy ) chiếm 10%
+Do bệnh thalassemia (rối loạn vế máu) chiếm 5-10%+Do các bệnh khác (thiếu vitamin B12, thiếu axit folic…)Biểu hiện của bệnh thiếu máu
Bệnh nhân bị thiếu máu thường có cảm giác mau mệt, nhức đầu, khó thở, choáng váng, đau ngực, da dẻ xanh xao, mạch nhanh, nói hụt hơi.Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Chang từ bệnh viện Truyền máu huyết học, thiếu máu không phải là bệnh, mà là tình trạng có thể do nhiều bệnh gây nên. Do đó, nguyên tắc chung trong điều trị thiếu máu là điều trị nguyên nhân gây thiếu máu và nâng đỡ tổng trạng chung.
Ngoài những trường hợp thiếu máu do bệnh, thiếu máu do sắt chủ yếu được điều trị bằng cách bổ sung sắt trong dược phẩm kết hợp với chế độ ăn giàu chất sắt (bổ máu).
Dưới đây là danh sách một số thực phẩm vàng dành cho người thiếu máu:
1. Thịt bò
Thịt bò từ lâu được biết đến như một loại thực phẩm giàu sắt (loại heme iron – là loại sắt dễ được hấp thụ) Lượng sắt trong thịt bò tập trung nhiều ở phần thịt nạc, ít hơn ở phần gân và mỡ bò. Trong 100g thịt bò nạc có tới 3,1mg sắt, chiếm tới 21% lượng sắt cần thiết trong một tuần.
2. Rau chân vịt
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 1 nửa cốc rau chân bịt nấu có thể cung cấp tới 3mg sắt. Rau chân vịt cung cấp nonheme-iron là loại sắt khó hấp thụ hơn so với heme iron trong thịt động vật. Tuy nhiên, nó chứa nhiều vitamin C - đặc biệt hữu ích trong việc thúc đẩy quá trình hấp thụ sắt của cơ thể - nên người thiếu máu không nên bỏ qua loại thực phẩm này.
3. Các loại đỗ
Các loại đỗ như đỗ đỏ, đỗ trắng…cung cấp rất nhiều sắt, protein và chất xơ cho người dùng. Một nửa cốc đỗ trắng có thể cung cấp cho bạn khoảng 3,5mg sắt- khoảng 20% nhu cầu sắt của cơ thể, cùng 8,5 g protein và 5,5g chất xơ. Trong khi một cốc đỗ đỏ có chữa 5mg sắt, 13g chất xơ và 15g protein thực vật.
4. Hải sản
Hải sản là nguồn thay thế tuyệt vời cho thịt đỏ bởi chứa ít chất béo hóa tan, ít calo nhưng lại rất giàu sắt và vitamin B12 giúp phòng thiếu máu. Ví dụ, khi ăn 6 con hàu, bạn lấy được 4 mg sắt vào cơ thể, chưa kể bạn hấp thụ thêm 33mg kẽm – một khoáng chất vô cùng cần thiết cho hệ miễn dịch.
5. Gan
Gan cũng là một nguồn cung cấp sắt dồi dào. Trong 100g gan bò có chứa tới 6,5mg sắt, bằng 36% lượng sắt được khuyến nghị. Ngoài ra, gan còn chứa nhiều vitamin A, rất tốt cho đôi mắt.
6. Đậu phụ
Đậu phụ là món ăn phổ biến ở một số nước châu Á, và được những người ăn chay sử dụng thường xuyên. Trong 126g đậu phụ có 3,6mg sắt, chiếm 19% lượng sắt khuyến nghị. Ngoài ra, đậu phụ còn chứa một hợp chất có tên isoflavone- giúp tăng cường nội tiết tố ở phụ nữ tiền mãn kinh, giảm nguy cơ đau tim.
7. Khoai tây nướng
Khoai tây, đặc biệt là phần vỏ, rất giàu sắt. Một củ khoai cỡ vừa trong vỏ chứa tới 2mg sắt. Ngoài ra, khoai tay còn cung cấp chất xơ, carbohydrate, vitamin C và kali, rất tốt cho sức khỏe.
8. Socola đen
Đừng bỏ qua socola đen nếu bạn muốn bổ sung sắt. Trong 28g socola đen có 3,3 mg sắt, chiếm 19% lượng sắt khuyến nghị. Ngoài ra, việc ăn socola đen còn cung cấp cho bạn các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như đồng, magie. Socola đen có chất xơ, giúp nuôi dưỡng những vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Ăn socola đen thường xuyên còn có thể giúp bạn giảm lượng cholesterol trong máu, từ đó giảm nguy cơ bị đau tim và đột quỵ.
Cần lưu ý rằng, một số thực phẩm không chứa sắt nhưng khi ăn cùng những thức phẩm giàu sắt, chúng giúp tăng hấp thu sắt. Đó là những thực phẩm chứa nhiều vitamin C như họ cam quýt, ớt, cà chua. Bên cạnh đó, cần tránh một số loại thực phẩm làm giảm khả năng hấp thụ sắt như cà phê, trà.