1. Tháng cô hồn là gì?
Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch hàng năm được xem là tháng cô hồn - tháng của Quỷ. Trong tháng này, mọi người làm việc gì cũng cẩn trọng, không làm các việc đại sự như cưới xin, xây nhà/mua nhà...
Đặc biệt cần tránh ngày rằm tháng 7 - ngày Xá tội vong nhân bởi vào ngày này Diêm Vương sẽ mở cửa địa ngục cho các cô hồn, quỷ đói trở về dương gian.
Tháng cô hồn thường sẽ bắt đầu từ ngày 1/7 âm lịch (ngày mở cửa cõi âm) và kết thúc vào ngày 30/7 âm lịch (ngày đóng cửa địa ngục).
Năm 2018, tháng cô hồn chính thức bắt đầu vào ngày 11/8 và kết thúc vào ngày 9/9 dương lịch.
Xem thêm bài viết:
+ Ngày mở cửa địa ngục là ngày nào theo đúng quan niệm dân gian?
2. Nguồn gốc của tháng cô hồn
Có rất nhiều quan điểm, câu chuyện về nguồn gốc của tháng cô hồn, phần lớn các nghiên cứu đều cho rằng cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt, được truyền lại từ bao đời.
Để biết rõ hơn về nguồn gốc của tháng cô hồn, bạn đọc có thể tham khảo thêm trong bài viết nguồn gốc tháng cô hồn.
3. Tháng cô hồn và những điều kiêng kỵ?
Tháng cô hồn là tháng của cô hồn, quỷ đói vì thế mà từ bao đời người Việt có những quy tắc về các việc nên và không nên làm trong tháng này để cầu mong bình an, hạnh phúc.
Tham khảo thêm một số bài viết về tháng cô hồn và những điều kiêng kỵ dưới đây:
+ Tháng cô hồn có nên cắt tóc không, hãy tránh điều này để không gặp vận xui
+ Tháng cô hồn làm vỡ gương có sao không, là điềm lành hay dữ?
+ Có nên lau dọn bàn thờ trong tháng cô hồn không?
+ Tháng cô hồn kiêng mua gì để tránh điều xui xẻo?
+ Tháng cô hồn có nên mua xe ô tô không?
+ Tháng cô hồn có cưới được không?
+ Tháng cô hồn có nên mua vàng không?
+ Tháng cô hồn có nên chuyển nhà không?
Ngoài kiêng kỵ các việc trên, bạn cũng chú ý những điều nên làm trong tháng cô hồn như:
+ Nên cũng cô hồn vào các ngày 2 và 16 âm lịch
+ Nên đi tảo mộ để tưởng nhớ người đã khuất, dọn dẹp và lau chùi phần mộ của người thân
+ Nên tránh sát sinh hoặc ăn chay để cầu bình an cho mình và người thân
+ Nên làm nhiều việc thiện, giúp đỡ người nghèo khó để tích đức
+ Hạn chế cãi cọ, xung đột với mọi người trong tháng cô hồn
+ Nên đi chùa để cầu bình an, cầu siêu cho linh hồn vãn sinh. Tham khảo bài viết rằm tháng 7 nên đi chùa nào ở Hà Nội, rằm tháng 7 nên đi chùa nào ở Sài Gòn, để biết các ngôi chùa cầu an tốt nhất.
Trong tháng cô hồn nên tránh làm những việc lớn như xây nhà, mua nhà, cưới hỏi... và nên mua một số vật phẩm phong thủy để xua đuổi tà khí để cầu bình an.
Để cúng cô hồn không phạm bạn nên tham khảo bài viết:
+ Đồ cúng cô hồn có ăn được không?
+ Cúng cô hồn vào buổi nào, văn khấn cúng cô hồn
4. Những ngày lễ quan trọng trong tháng cô hồn
Trong tháng cô hồn cần chú ý lịch ngày tốt, xấu để tránh làm các việc trọng đại khiến công việc đổ bể, thua lỗ, không như ý muốn. Xem lịch ngày tốt, ngày xấu tháng cô hồn tại đây.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số ngày lễ quan trọng trong tháng 7 âm lịch:
- 1/7 âm lịch: Ngày mở cửa cõi âm
Ngày 1/7 Âm Lịch là ngày đầu tiên trong tháng cô hồn. Dân gian có câu “mùng 1 sớm mai, mùng 2 đầu tháng” lại là đầu tháng cô hồn nên có rất nhiều điều cần kiêng kỵ. Cần tránh làm những việc quan trọng như mua nhà, mua xe, khai trương,...
- 15/7 âm lịch: Ngày rằm tháng Bảy
Ngày rằm tháng 7 là ngày gì, chuẩn bị bài cúng, lễ vật cúng rằm tháng 7 như thế nào mới đúng là điều mà nhiều gia chủ quan tâm. Để biết thêm về ngày rằm tháng 7 bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây.
+ Lễ Vu lan và Xá tội vong nhân có phải là một không?
+ Rằm tháng 7 năm 2018 vào ngày nào, xuất hành hướng nào, giờ nào mới tốt?
+ Cúng rằm tháng 7 trước ngày 15 được không, cúng thế nào mới đúng chuẩn phong tục?
+ Văn khấn cúng rằm tháng 7 đầy đủ, chính xác nhất mọi nhà nên biết
+ Lễ vật cúng rằm tháng 7 cần mua những gì, cúng thế nào mới đúng?
+ Ngày rằm tháng 7 kiêng gì, nhớ kỹ 22 điều này tránh gặp vận xui
+ Cúng rằm tháng 7 có nên đốt vàng mã không, mâm cỗ cần có những gì?
+ Cách cúng rằm tháng 7 tại chung cư đúng chuẩn phong tục
- Ngày 7/7 âm: Ngày thất tịch
Ngày Thất Tịch bắt nguồn từ câu chuyện về Ngưu Lang, Chức Nữ. Cả hai đều yêu thương nhau mà quên mất công việc, Ngưu Lang chăn trâu để trâu lạc vào điện Ngọc Hư còn Chức Nữ quên mất việc dệt vải, dệt các đám mây ngũ sắc khiến Ngọc Hoàng giận dữ.
Ngọc Hoàng quyết chia cắt đôi tình nhân bằng việc tạo ra một dòng sông Ngân, vì thương tình cảm của họ nên mỗi năm Ngọc Hoàng sẽ cho phép Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau 1 lần trên cầu Ô Thước.
Mỗi lần tiễn biệt nhau là nước mắt tuôn rơi, họ khóc nhiều đến nỗi nước mắt rơi xuống trần gian trở thành mưa, được gọi là mưa Ngâu.
Hàng năm, người ta lấy ngày này là ngày Thất Tịch và được coi là ngày lễ tình yêu của các nước Đông Nam Á.
Phương Anh (T/h)Bạn đang xem bài viết Tháng cô hồn: Nguồn gốc và những điều cấm kỵ nhất định phải biết tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].