Tết Trung thu 2019 là ngày mấy, sự tích và ý nghĩa ngày Tết Trung thu

Tết Trung thu là một trong những ngày lễ được các em thiếu nhi rất mong đợi. Vậy tết Trung thu 2019 vào ngày nào? Cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

  Tết Trung thu 2019 là ngày mấy, sự tích và ý nghĩa ngày Tết Trung thu

Tết Trung thu 2019 là ngày mấy, sự tích và ý nghĩa ngày Tết Trung thu

Tết Trung thu 2019 là ngày mấy?

Tết Trung thu là ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm. Tết Trung thu 2019 rơi vào thứ Sáu ngày 13/9 dương lịch.

Tết Trung thu 2019 là ngày mấy, sự tích và ý nghĩa ngày Tết Trung thu 1

Sự tích Tết Trung thu

Cho đến ngày nay, khi nhắc đến sự tích Tết Trung thu người ta thường nhớ tới 3 truyền thuyết đó là Hằng Nga, Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và sự tích về chú Cuội của Việt Nam.

Trong sách cổ có ghi, Tết Trung thu bắt đầu xuất hiện từ thời nhà Đường dưới thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh.

Vào một đêm rằm tháng 8, vua cùng các quan ngắm trăng bèn ước được lên cung trăng 1 lần cho biết. Lúc này Pháp sư Diệu Pháp Tiên đã tâu xin phép đưa người tới cung trăng.

Lên đến nơi, vua được chúa tiên tiếp rước, đãi tiệc với các tiên nữ múa khúc Nghê - Thường vũ y. Cuối năm đó, quan Tiết Độ Sứ cai trị vùng Tây Lương mang lên dâng vua 1 đoàn vũ nữ với điệu múa Bà la môn. Thấy có chút giống với Nghê - Thường vũ y, vua liền chỉnh đốn và tạo thành điệu Nghê - Thường vũ y khúc. Sau này, các quan đã đem lan truyền điệu múa này đến khắp nhân gian. Từ đó, tục ngắm trăng ca múa trở thành thú vui đêm rằm tháng 8.

Một số ý kiến cho rằng, Tết Trung thu bắt nguồn từ thời Xuân Thu và có lẽ Trung thu bắt đầu từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam. Đây là ngày hội mừng thu hoạch là lúc nông dân được nghỉ ngơi, vui chơi sau vụ mùa.

Tết Trung thu 2019 là ngày mấy, sự tích và ý nghĩa ngày Tết Trung thu 2

Ý nghĩa Tết Trung thu

Tết Trung thu được xem là ngày tết của trẻ em và còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như tết trông trăng hay tết hoa đăng.

Vào ngày này, trẻ em sẽ được người lớn mua tặng đồ chơi, đèn ông sao, đèn kéo quân, tò he, được cùng bạn bè, người thân bày cỗ trông trăng và phá cỗ.

Người ta cũng mua bánh trung thu, trà, rượu để dâng cúng tổ tiên, biếu quà ông bà, cha mẹ, người thân để bày tỏ lòng hiếu kính.

Tại một số nơi, vào ngày tết Trung thu còn có múa lân, múa sư tử hay múa rồng để tạo không khí thêm vui vẻ, ý nghĩa.

Tết Trung thu không chỉ có ở Việt Nam mà nó còn có ở một số quốc gia Đông Nam Á và Đông Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc...

Tết Trung thu gồm những hoạt động gì?

Trong sách Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính có ghi, vào ngày Tết Trung thu, người Việt thường làm cỗ cúng gia tiên vào ban ngày, tối đến bày cỗ ngắm trăng. 

Vào ngày này, trẻ con sẽ được tặng những chiếc đèn ông sao, đèn lồng trang trí nhiều màu sắc, cùng nhau rước đèn, trông trăng và phá cỗ.

Một số hoạt động trong ngày Tết Trung thu:

- Rước đèn

- Múa lân

- Bày cỗ

- Hát trống quân

- Phá cỗ

- ...

Tùy vào đặc trưng của từng vùng miền mà ngày Tết Trung thu sẽ có nhiều hoạt động khác nhau.

Thanh Hương

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính