Báo Điện tử Gia đình Mới

Tất tần tật về phương pháp EASY giúp nuôi con ngoan khoẻ, mẹ bỉm 'nhàn tênh'

Phương pháp EASY là một nếp sinh hoạt cho bé với thứ tự cụ thể cho việc ăn, chơi, ngủ, nhờ đó giúp mẹ có thể cân bằng thời gian cho bản thân. Bài viết này sẽ cung cấp những điều bạn cần biết về phương pháp EASY.

Phương pháp EASY là gì?

Phương pháp EASY được phát triển bởi Tracy Hogg, tác giả cuốn sách Đọc vị mọi vấn đề của trẻ (Secrets of the Baby Whisperer).

Đây là một nếp sinh hoạt cho bé với thứ tự cụ thể cho việc ăn, chơi, ngủ, cũng như thời gian để người mẹ hoặc người chăm sóc dành cho bản thân.

EASY là viết tắt của Eat – Activity – Sleep – Your Time. Khi áp dụng phương pháp này, mẹ sẽ không cho bé ăn theo nhu cầu. Thay vào đó, mẹ sẽ tập cho bé theo nếp sinh hoạt hàng ngày cụ thể như sau:

  • Eat: Ăn
  • Activity: Hoạt động, vui chơi
  • Sleep: Ngủ
  • Your Time: Thời gian dành riêng cho mẹ trong khi bé ngủ

Khi bé ngủ dậy, mẹ tiếp tục theo tuần tự này, bắt đầu bằng việc cho bé ăn. Chu kỳ đó được lặp đi lặp lại nhiều lần trong một ngày.

Phương pháp EASY

Phương pháp EASY

Tần suất bé ăn, ngủ theo phương pháp này có quan trọng không?

Mỗi em bé đều khác nhau nên có thể có số lần ăn, ngủ khác nhau. Con số này có thể thay đổi khi bé lớn lên. Mẹ không cần lo lắng nếu con ngủ ít hơn hay khoảng thời gian giữa các bữa ăn dài hơn bé khác.

Số lần ăn, ngủ trong một ngày không phải điều quan trọng với phương pháp này. Mẹ chỉ cần đảm bảo luôn tuân thủ thứ tự EASY cho việc ăn, ngủ của bé. Khi đó, bé sẽ phát triển khoẻ mạnh và mẹ vẫn có thời gian quý báu cho bản thân.

Các bước sinh hoạt theo phương pháp EASY

1. E: Eat (Ăn)

Đây là thời điểm để bạn cho bé ăn sữa mẹ, sữa công thức hoặc ăn dặm nếu bé đã sẵn sàng.

Trong những tháng đầu đời của bé, nếp sinh hoạt EASY có thể gồm cả các cữ ăn tối và ăn đêm, gọi là ăn bổ sung (cluster feed) và ăn trong mơ (dream feed). Đây là hai bữa ăn quan trọng giúp bé được nạp đủ năng lượng, nhờ đó bé sẽ ngủ ngoan suốt đêm.

  • Ăn bổ sung

Ăn bổ sung gồm 2 cữ ăn buổi tối cách nhau khoảng 2 tiếng, trước khi đi ngủ. Sau cữ ăn bổ sung đầu tiên, mẹ sẽ cho bé vận động, ví dụ như tập nằm sấp  (tummy time), đi tắm, và sau đó ngủ một giấc ngủ ngắn. Sau đó đến cữ ăn bổ sung thứ 2, rồi mẹ sẽ cho bé lên giường đi ngủ.

Ví dụ, mẹ có thể cho bé ăn bổ sung cữ đầu lúc 6 giờ tối, rồi vận động, ngủ ngắn, tiếp tục cho ăn bổ sung cữ thứ hai lúc 8 giờ tối, rồi cho bé lên giường đi ngủ.

Việc ăn bổ sung thường được thực hiện ở tháng thứ 2 và từ tháng 4 đến tháng 6, khi bé bước vào giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt.

  • Ăn trong mơ

Ăn trong mơ là mẹ cho bé ăn vào ban đêm, khi bé vẫn còn đang ngủ và không đánh thức bé dậy. Cữ ăn này sẽ giúp bé ngủ ngon hơn suốt cả đêm, hạn chế tỉnh giấc giữa đêm, từ đó mẹ có thể tận hưởng trọn vẹn thời gian ngủ quý giá.

Khi cho bé ăn trong mơ, mẹ phải đảm bảo bé đủ tỉnh để ngậm ti hoặc bình sữa nhưng không thức giấc hoàn toàn. Mẹ nên cho bé ăn trong mơ khoảng từ 10 đến nửa đêm, không nên cho ăn sau nửa đêm.

2. A: Activity (Vận động)

Sau khi cho bé ăn, mẹ hãy tham gia các hoạt động cùng bé để giúp bé phát triển kỹ năng vận động và nhận thức. Bận rộn về thể chất và tinh thần cũng làm bé thấy mệt để sẵn sàng đi ngủ.

Các hoạt động cho bé có thể là tập nằm sấp, tắm, đọc sách, hát, đi chơi ngoài trời, chơi đồ chơi. Mẹ cũng nên thay bỉm cho bé trong thời gian vận động. Với trẻ sơ sinh, cho bé nhìn ngắm đồ chơi, nói chuyện hoặc thì thầm với bé cũng có thể tính là hoạt động.

Mẹ lưu ý là đừng để bé vận động quá mức, khiến bé hưng phấn và không chịu đi ngủ.

3. S: Sleep (Ngủ)

Ngủ là bước quan trọng cho sự phát triển thể chất và não bộ của bé. Giấc ngủ của bé có thể kéo dài từ 20 phút đến 2 tiếng. Ngủ ngắn vào ban ngày sẽ giúp bé ngủ ngon vào ban đêm. Nhưng nếu bé ngủ ngày quá nhiều thì ban đêm có thể bị khó ngủ.

Đặc biệt, mẹ cần theo dõi 2 giấc ngủ ngày cuối cùng trong ngày của bé, nếu ngủ quá nhiều thì có thể bé sẽ thức vào ban đêm.

phuong phap easy 2

4. Y: Your Times (Thời gian cho mẹ)

Sau khi bé đã ngủ, mẹ có thể tận hưởng thời gian vô giá này làm bất cứ việc gì mình muốn, như gọi điện cho bạn bè, xem bộ phim yêu thích, cập nhật tin tức, đi tắm hay thậm chí là ngủ một giấc.

Lịch mẫu EASY cho bé

Tham khảo lịch mẫu EASY cho bé từ 4 tuần đến 1 tuổi theo bảng sau:

Lịch mẫu EASY cho bé 4 tháng tuổi

Eat

7:00

Cho ăn

Activity

7:45

Vận động nhẹ

Sleep

8:15

Ngủ

Your Time

   
E

10:00

Ăn 

10:45

Vận động

11:15

Ngủ

   
E

1:00

Ăn

1:45

Vận động

2:15

Ngủ

   

4:00

Ăn

4:45

Vận động nhẹ

5:15

Ngủ ngắn (≃40-50 phút)

   

6:00

Ăn bổ sung lần 1

7:00

Tắm

7:30

Ngủ ngắn

8:00

Ăn bổ sung lần 2

Cho bé đi ngủ lại ngay

Từ 10-11:00**

Ăn trong mơ**

**Cho bé ăn trong mơ tối đa đến 7 tháng tuổi (tuỳ chọn).

Không ăn muộn sau 11 giờ đêm.

Phương pháp EASY 3 giờ (≃ 6 tuần - 4 tháng tuổi)

Eat

7:00 

Thức dậy và ăn

Activity

7:45

Vận động

Sleep

8:30

Ngủ

Your Time

   

10:00

Ăn

10:45

Vận động

11:30

Ngủ

   

1:00

Ăn

1:45

Vận động

2:30

Ngủ

   

4:00

Ăn

S

Từ 5-6:00

Ngủ ngắn (≃ 40 phút)

7:00*

Ăn*

7:30

Tắm

Từ 7:30-8

Đi ngủ

   

Từ 10-11:00**

Ăn trong mơ**

*Ăn bổ sung lúc 7 giờ và 9 giờ nếu bé đang trong giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt. (Đừng tiếp tục cho ăn bổ sung khi bé trên 8 tuần tuổi)

**Cho bé ăn trong mơ tối đa đến 7 tháng tuổi (tuỳ chọn). Không cho bé ăn sau 11 giờ đêm.

Phương pháp EASY 4 giờ (≃ 4- 6 tháng tuổi)

Eat

7:00

Thức dậy và ăn

Activity

7:30

Vận động

Sleep

9:00

Ngủ

Your Time

   

11:00

Ăn

11:30

Vận động

1:00

Ngủ

   

3:00

Ăn

3:30

Vận động

Từ 5-6:00

Ngủ ngắn

   

7:00*

Ăn*

7:30

Tắm

Từ 7:30-8

Đi ngủ

   

11:00**

Ăn trong mơ**

*Chỉ cho ăn bổ sung lúc 7 giờ và 9 giờ nếu bé đang trong giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt.

**Cho bé ăn trong mơ tối đa đến 7 tháng tuổi (tuỳ chọn). Không cho bé ăn sau 11 giờ đêm.

Lịch EASY cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên

7:00

Thức dậy và ăn

7:30

Vận động

Từ 9-9:30

Ngủ

11:15

Ăn sữa (ăn nhẹ)

11:30

Vận động

1:00

Ăn trưa (ăn dặm)

1:30

Vận động

Từ 2-2:30

Ngủ

4:00

Ăn sữa (ăn nhẹ)

4:15

Vận động

5:30-6:00

Ăn tối (ăn dặm)

7:00

Tắm/Hoạt động trước giờ đi ngủ

Từ 7:30-8

Đi ngủ

Với trẻ từ 9 tháng tuổi: Các bữa ăn có thể cách nhau tới 5 tiếng. Bé sẽ ăn 3 bữa chính mỗi ngày và 2 bữa nhẹ. 

- Với trẻ từ 1 tuổi: Có thể chỉ ngủ ngày vào giấc ngủ trưa

Có thể thấy, khi bé lớn dần, thời gian giữa các bữa ăn có thể dài hơn. Khi bé bắt đầu ăn dặm, mẹ cần điều chỉnh thời gian "ăn" trong lịch trình thành cả ăn dặm và ăn sữa. 

Lưu ý rằng bạn không cần tuân thủ chính xác lịch mẫu này. Đây chỉ là ví dụ để bạn hiểu về cách áp dụng phương pháp EASY mà thôi.

phuong phap easy 3

Khi nào mẹ nên bắt đầu nếp sinh hoạt EASY?

Mẹ bắt đầu càng sớm thì việc thiết lập nếp sinh hoạt EASY cho bé càng dễ dàng hơn, khi bé chưa quen với những nếp sinh hoạt khác.

Mẹ có thể bắt đầu ngay khi đón bé về từ bệnh viện. Tuy nhiên, tốt nhất là nên bắt đầu áp dụng phương pháp EASY từ khoảng 1 tháng tuổi, sau khi mẹ đã biết lượng sữa bé cần để đủ no và không bị ăn quá nhiều.

Tuy nhiên, nếu bé đã hơn một tháng tuổi, mẹ cũng đừng lo lắng. Mẹ vẫn có thể áp dụng phương pháp EASY bất kỳ lúc nào trước khi bé qua 9 tháng tuổi.

Khi nào mẹ có thể ngừng áp dụng lịch EASY?

Từ khoảng 9 tháng tuổi, bé đã có thể ăn cố định 3 bữa chính và 2 bữa nhẹ mỗi ngày, các bữa chính cách nhau khoảng 5 tiếng. Khi đó, mẹ vẫn có thể áp dụng lịch trình cho bé, nhưng không cần tuân thủ chính xác theo tuần tự EASY.

Đến khi qua 1 tuổi, bé thường sẽ chỉ ngủ thêm một giấc ngủ trưa. Khi đó, lịch EASY không còn cần thiết nữa.

(Theo Ready Set Food)

Hoàng Nguyên

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính