Vai trò của hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch là một hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan.
Tất cả phối hợp với nhau để giúp cơ thể chống lại các vi trùng, vi sinh vật hàng ngày.
Hệ miễn dịch sẽ tấn công các yếu tố gây bệnh cho cơ thể thông qua 1 loạt các bước được gọi là phản ứng miễn dịch.
Vì vậy, hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm bệnh và tạo kháng thể ngăn ngừa tái phát bệnh. Khi hệ miễn dịch tốt thì sẽ đảm bảo được sức khỏe tốt.
Bố mẹ cần làm gì để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ?
1. Cho trẻ ngủ đủ giấc
Khi trẻ bị thiếu ngủ, hệ miễn dịch suy giảm và ảnh hưởng sức khỏe, khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn.
Vì thế, bố mẹ cần chú ý tới nhu cầu ngủ của trẻ và cho trẻ ngủ đủ mỗi ngày.
Trẻ sơ sinh cần ngủ 18 tiếng/ngày và trẻ mẫu giáo cần ngủ 10 tiếng/ngày.
2. Cho trẻ ăn nhiều trái cây và rau xanh
Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp tăng cường sức đề kháng và miễn dịch cho trẻ. Các mẹ cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại trái cây và rau củ.
Cà rốt, đậu xanh, cam, dâu tây, tỏi… là những thực phẩm có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ như vitamin C và caroten.
Các chất dinh dưỡng sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều tế bào bạch cầu và interferon, loại kháng thể có thể bao phủ bề mặt của tế bào, giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
3. Khuyến khích trẻ tập thể dục
Vận động, tập thể dục giúp tăng lượng tế bào miễn dịch của cơ thể. Do đó, bạn nên khuyến khích trẻ tập thể dục thường xuyên thay vì ngồi trong nhà xem tivi hay điện thoại.
Các bố mẹ hãy tập thể dục cùng trẻ để thúc đẩy trẻ chăm vận động hơn.
4. Tránh xa khói thuốc
Theo nghiên cứu, khói thuốc ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ miễn dịch của trẻ.
Nếu để trẻ tiếp xúc với khói thuốc thường xuyên sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị viêm phế quản, nhiễm trùng tai và hen suyễn cao hơn.
Ngoài ra, khói thuốc còn có thể ảnh hưởng tới trí thông minh và sự phát triển thần kinh. Vì vậy, hãy để trẻ tránh xa những nơi có nhiều khói thuốc.
5. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
Hãy nhắc nhở trẻ rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau mỗi bữa ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi, hỉ mũi, ho hay hắt hơi. Khi cơ thể được vệ sinh sạch sẽ thì trẻ sẽ giảm được nguy cơ bị vi khuẩn tấn công.