Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Hà Nội tăng cường chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt

Chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt cho các đối tượng chính sách là một trong những hoạt động góp phần xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đối số quốc gia trên địa bàn TP.Hà Nội.

Hiện, nhiều quận/huyện của TP.Hà Nội đang thực hiện triển khai chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt cho các đối tượng hưởng đang hưởng trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng và các đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng.

Điển hình như tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), việc chi trả trợ cấp an sinh xã hội qua thẻ ATM, không dùng tiền mặt cho đối tượng chính sách an sinh xã hội là một trong những hoạt động góp phần xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn quận Thanh Xuân.

Chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt cho đối tượng chính sách an sinh xã hội là một trong những hoạt động góp phần xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số quốc gia

Chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt cho đối tượng chính sách an sinh xã hội là một trong những hoạt động góp phần xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số quốc gia

Trong quá trình triển khai thực hiện, UBND quận Thanh Xuân đã triển khai đồng bộ từ khâu tuyên truyền về ý nghĩa, những tiện ích của việc thanh toán không dùng tiền mặt đến toàn thể Nhân dân và đặc biệt là tập trung tuyên truyền đến các đối tượng chính sách người có công, bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp hàng tháng, đồng thời tiếp tục triển khai tuyên truyền đến đối tượng là cán bộ hưu trí.

Song song với việc tuyên truyền, ngay từ tháng 3/2023 UBND quận đã giao cho phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận và UBND của 11 phường đã phối hợp chặt chẽ với ngân hàng trong việc rà soát thông tin, mở tài khoản, mở thẻ ATM miễn phí cho các đối tượng chính sách đang hưởng trợ cấp hàng tháng chưa có tài khoản.

Nhờ đó mà đến nay quận Thanh Xuân đã hoàn thành việc phối hợp Công an quận nhập dữ liệu đối với người có công gửi về Thành phố để cấp mã an sinh xã hội.

Từ tháng 10/2023, đã có 1.372/2.042 đối tượng Bảo trợ xã hội đã được nhận hỗ trợ qua tài khoản (tỷ lệ 67,2%), trong đó cao nhất là phường Thượng Đình thực hiện 158/159 đối tượng, đạt tỷ lệ 99,4%, tiếp theo là các phường: Thanh Xuân Nam, Khương Đình, Kim Giang, Khương Trung (tỷ lệ từ 70% trở lên).

Trong thời gian tới, quận Thanh Xuân tiếp tục chỉ đạo phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận phối hợp với phòng Văn hóa và Thông tin và UBND của 11 phường tuyên truyền về tính tiện ích của việc chi trả thông qua tài khoản đến đối tượng chính sách. Đồng thời phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chi trả trợ cấp an sinh xã hội cho đối tượng người có công, một mặt tiếp tục nâng tỷ lệ chi trả thông qua tài khoản đến đối tượng bảo trợ xã hội. 

Tính đến hết 30/9/2023, số cán bộ hưu trí tại quận Thanh Xuân nhận lương qua tài khoản là 19.267/38.375 người, đạt tỷ lệ 50,21%, trong đó các phường đạt tỷ lệ cao: Nhân Chính 60,77%, Hạ Đình 59,44%, Thanh Xuân Bắc 58,1%,...

Tại huyện Hoài Đức (Hà Nội), để thực hiện chuyển đổi số mang lại hiệu quả, UBND huyện Hoài Đức yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, tổ chức Hội đoàn thể chung tay phối hợp, tuyên truyền, vận động người dân đang hưởng trợ cấp an sinh xã hội nhận tiền qua tài khoản ngân hàng để đảm bảo mục tiêu chi trả không dùng tiền mặt, tiết kiệm chi phí quản lý hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đối tượng hưởng lợi.

Huyện Hoài Đức thực hiện chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt từ tháng 6/2023, đến nay, số đối tượng bảo trợ xã hội và người được ủy quyền đăng ký mở tài khoản tăng dần. Cụ thể, tháng 6/2023, huyện có 20% người thuộc đối tượng bảo trợ xã hội và người được ủy quyền đăng ký mở tài khoản ngân hàng và nhận tiền qua chuyển khoản; tháng 7 tăng lên 32%; tháng 8 là 39,6% và tháng 9 là 46,3%.

Theo bà Bùi Thu Hương, Trưởng phòng LĐTB&XH huyện Hoài Đức, việc thực hiện chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt cho các đối tượng bảo trợ xã hội đã giúp cán bộ xã giảm được tới 5 ngày làm việc mỗi tháng và không xảy ra nhầm lẫn trả thừa hoặc trả thiếu. Còn đối với các đối tượng là người già, khuyết tật thì việc chi trả trợ cấp không dùng tiền mặt giúp họ không phải đi lại, tiết kiệm được thời gian, tránh được nguy cơ tai nạn trên đường đi.

Và việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong chi trả các chế độ, chính sách trợ giúp xã hội đồng nghĩa với Hoài Đức thực hiện chuyển đổi số; đảm bảo chi trả kịp thời, nhanh chóng, công khai, minh bạch và tiết kiệm chi phí.

Trước đó, Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP.Hà Nội đã có công văn gửi BHXH các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan đề nghị tăng cường chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt. 

Cụ thể, BHXH TP.Hà Nội đề nghị toàn ngành tập trung tuyên truyền tới đơn vị sử dụng lao động, người lao động tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) lựa chọn hình thức nhận trợ cấp BHXH qua tài khoản cá nhân khi đề nghị giải quyết chế độ BHXH (các chế độ ngắn hạn, chế độ BHXH một lần, chế độ BHXH hàng tháng). 

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính của BHXH TP.Hà Nội và BHXH 30 quận, huyện, thị xã phối hợp với các ngân hàng thương mại hỗ trợ người hưởng các chế độ BHXH mở tài khoản cá nhân cùng thời điểm nộp hồ sơ giải quyết chế độ, bảo đảm 100% người mới hưởng chế độ BHXH hàng tháng, BHXH một lần, BHXH ngắn hạn nhận tiền qua tài khoản cá nhân. 

Đối với những người đang hưởng chế độ BHXH hàng tháng, thì BHXH các địa phương chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền, hướng dẫn người hưởng đăng ký mở tài khoản cá nhân tại thời điểm chi trả. 

Ngoài ra, BHXH TP.Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phát triển thêm số người nhận bảo hiểm thất nghiệp qua tài khoản, hướng tới mục tiêu có 100% số người nhận bảo hiểm thất nghiệp qua tài khoản cá nhân. 

So với các địa phương khác, Hà Nội có số người tham gia và thụ hưởng các chính sách BHXH, BHYT, BHTN, lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng cao nhất cả nước. Vì vậy mà việc đẩy mạnh chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt sẽ góp phần bảo đảm an toàn, giảm thời gian, chi phí và mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

An An

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính