Tận hưởng cảnh đẹp của mưa sao băng Orionid 2017 đêm 20/10 và rạng sáng 21

Từ đêm 20 đến 22 tháng 10, mưa sao băng Orionid sẽ xuất hiện đẹp nhất và rõ nhất. Mưa sao băng Orionid bao gồm những hạt bụi bị cháy của Sao chổi Halley. Khi Trái đất di chuyển quanh mặt trời trên quỹ đạo của mình và đi ngang qua những đám bụi do Sao chổi Halley để lại.

  Mưa sao băng Orionid 

Mưa sao băng Orionid 

Sao chổi Halley là sao chổi được biết đến nhiều nhất với chúng ta và thường xuất hiện từ 75 đến 76 năm một lần. 

Khi sao chổi bay theo quỹ đạo quanh mặt trời, nó để lại những vệt bụi. Vào thời điểm nhất định hàng năm, quỹ đạo Trái đất quanh mặt trời sẽ đi qua những đám bụi đó.

'Bạn có thể nhìn thấy những ảnh của sao chổi Halley trong mưa sao băng Eta Aquarid (tháng 5) và Orionid (tháng 10 và 11),' chuyên gia về sao băng của NASA Bill Cooke cho biết.

Tên của trận mưa sao băng Orionid được đặt theo hướng xuất hiện của nó - gần chòm sao Orion (The Hunter).

Vào tháng 10, sao băng Orionid rõ nhất vào khoảng 2 giờ sáng ngày 21 tháng 10.

Nếu bạn bỏ lỡ thời điểm ngắm mưa sao băng tốt nhất này, bạn vẫn có thể thấy nó trong thời gian từ 15 đến 29 tháng 10, nếu ánh trăng không quá sáng che mất các ngôi sao băng.

Nếu điều kiện thời tiết tốt và trời thật tối, bạn có thể thấy khoảng 15 đến 25 vệt sao băng trong một giờ.

   

 

Ngắm mưa sao băng Orionid như thế nào?

Mưa sao băng Orionid có thể xem được từ bất cứ nơi nào trên Trái đất. Tuy nhiên ánh sáng nhân tạo có thể làm ảnh hưởng tầm nhìn để ngắm mưa sao băng của bạn.

Nếu được, hãy đến nơi ít ánh đèn thành phố. Hãy ra ngoài vào lúc 1 giờ 30 sáng và để mắt thích ứng với bóng tối trong khoảng 20 phút. 

Hãy chuẩn bị trang phục giữ ấm vào ban đêm. Nằm xuống và chỉ cần dùng mắt thường của bạn và nhìn ngắm bầu trời. Ống nhòm hay kính viễn vọng không thích hợp để dùng ngắm mưa sao băng.

   

 

Bạn có thể ngắm mưa sao băng từ khi hoàng hôn hoặc sáng sớm trong hai ngày đỉnh điểm là 20 và 21 tháng 10.

Một số ngôi sao băng có thể xuất hiện rất nhanh và rất sáng với tốc độ lên tới 238.000 km/giờ. 

Nhiều người nghĩ rằng sao băng sáng hơn là những mảnh vỡ có thể rơi xuống trái đất, nhưng theo Cooke thì Orionid không phải trường hợp này. 

Khi những bụi sao chổi này đi vào bầu khí quyển Trái đất, chúng sẽ được gọi là thiên thạch. Khi thiên thạch ma sát không khí, nó sẽ nóng lên và tạo thành vệt sáng, lửa cháy, được gọi là sao băng.

Hầu hết thiên thạch đều tan rã trước khi rơi xuống mặt đất. Một số ít va chạm bề mặt trái đất được gọi là vẫn thạch.

Video time-lapse mưa sao băng Orionid tuyệt đẹp

       

Thư Nguyên

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính