Tắm nước cây mùi già ngày 30 Tết có tác dụng gì?

Nhiều người Việt vẫn duy trì thói quen tắm nước cây mùi già ngày 30 Tết để chuẩn bị đón năm mới. Vậy việc tắm nước cây mùi già ngày tất niên có tác dụng gì?

Tác dụng của việc tắm nước cây mùi già

Theo quan niệm của người Việt, việc tắm nước cây mùi già chiều cuối năm là để xua tan những chuyện không vui, những bụi trần vướng bận trong suốt một năm qua, mang theo hương thơm lá mùi già sang năm mới. Đây là một nét đẹp văn hóa vẫn được nhiều người Việt duy trì.

Không chỉ là một phong tục mang nhiều ý nghĩa, tắm nước cây mùi già còn có lợi cho sức khỏe. Hương của lá cây mùi tạo cho người dùng cảm giác tinh khiết, nhẹ nhàng vô cùng dễ chịu.

Tắm nước cây mùi già chiều cuối năm giúp xua tan những chuyện không vui, mang theo hương thơm sang năm mới. Ảnh minh họa

Tắm nước cây mùi già chiều cuối năm giúp xua tan những chuyện không vui, mang theo hương thơm sang năm mới. Ảnh minh họa

Trong Đông y, rau mùi còn là một vị thuốc chữa bệnh. Bởi thân lá mùi có vị cay, tính ấm, có tác dụng lưu thông khí huyết, giải tỏa căng thẳng thần kinh phục hồi sức khỏe. Hạt mùi sấy khô bảo quản dùng dần hỗ trợ tiêu hóa, trị táo bón.

Ngoài ra, rau mùi còn giúp ích nhiều cho những người bị suy nhược thần kinh, trầm cảm, đau nhức nửa đầu, căng thẳng. Rau mùi giúp giảm đau trong chứng phong thấp, thấp khớp, làm dịu cơn co rút cơ và cũng được dùng chữa trị cảm.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tắm nước lá mùi. Trước khi sử dụng cây mùi tắm cần rửa sạch trước khi đun sôi để tránh nhiễm khuẩn. Với những người đang mắc các bệnh như viêm da, trầy xước, nhiễm trùng da thì không nên tắm các loại nước lá, trong đó có cây mùi.

Trước khi tắm nước cây mùi nên pha loãng nước lá mùi, nhiệt độ ấm vừa phải. Với những người có da mẫn cảm, dễ kích ứng thì không nên tắm cây mùi.

Ngoài ra, cần hạn chế dùng rau mùi cho các bệnh nhân bị hen phế quản hoặc viêm phổi mãn tính vì mùi hương của rau mùi có thể gây các phản ứng kích ứng, dị ứng đường thở…

Một số bài thuốc trị bệnh có sử dụng cây mùi

  • Trị cảm cúm không ra mồ hôi: Rau mùi 30g - 60g, gừng 5 lát, hành 3 củ. Sắc uống.
  • Đầy bụng, khó tiêu: Rau mùi 50g - 100g, sắc uống.
  • Chữa bệnh trĩ, trướng bụng, đại tiện táo: Hạt mùi 100g sao vàng, tán bột mịn, bảo quản dùng dần. Mỗi ngày 6 - 8g với 10ml rượu để chiêu thuốc. Uống trước bữa ăn. 
  • Rau mùi làm thuốc trị bệnh sởi trẻ em: Rau mùi 40g giã nát, sắc uống (không sắc lâu) cho trẻ uống khi thuốc còn ấm. 1-2 lần/ngày. Rau mùi có tác dụng thúc sởi nhanh, tăng tuần hoàn ngoại vi cho độc sởi phát ra ngoài, nhờ đó trạng thái nhiễm độc được giảm nhẹ.
  • Thuốc dùng ngoài: Lá mùi tươi, giã nát, chưng nóng, hoặc 1 nắm hạt mùi khô, giã dập, chế thêm ít rượu, chưng nóng, gói vào vải thưa, xát cho trẻ từ đầu xuống chân (theo thứ tự lưng trước bụng sau, trên trước dưới sau) không để trẻ bị lạnh.
An An

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính