Say xe là gì?
Say tàu xe là một phản ứng rất bình thường của cơ thể trước những kích thích xảy ra khi đi tàu xe mà bản thân không thể kích thích được.
Say tàu xe bao gồm tất cả các loại vận chuyển như: say tàu biển, say ô tô, say tàu hỏa, say máy bay.
Tác hại nghiêm trọng của việc lạm dụng thuốc chống say tàu xe
1. Sử dụng thuốc chống say tàu xe thường xuyên gây nên cảm giác lâng lâng, mệt mỏi
Nguyên nhân dẫn đến cảm giác lâng lâng, mệt mỏi bởi trong thuốc chống say tàu xe có các nhóm thuốc kháng cholinergic và kháng histamin, hai nhóm thuốc này sẽ gây cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi, mất khả năng tập trung.
Khi thường xuyên rơi vào trạng thái này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, thần kinh. Hơn nữa nếu trên xe bạn ngủ quá sâu giấc, quá mệt mỏi cũng ảnh hưởng đến việc đề phòng các tình huống như tai nạn, trộm cắp trên xe.
2. Thuốc chống say tàu xe làm rối loạn tiêu hóa
Trong thành phần của thuốc chống say tàu xe có chứa thuốc làm thay đổi chức năng dạ dày nên có thể chống buồn nôn. Vì thế khi uống thuốc sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa khi sử dụng.
Nếu người sử dụng thuốc có tiền sử vận động muộn sau khi dùng thuốc còn có nguy cơ kích thích vận động dạ dày ruột, điều này sẽ gây ra nhiều nguy hiểm như xuất huyết dạ dày ruột, nghẽn cơ học, thủng tiêu hóa.
3. Thuốc chống say tàu xe có chất gây nghiện
Thuốc chống nôn trong thuốc say tàu xe rất mạnh và được dẫn từ canabinoid của cần sa. Chất này thường dùng là Dronabinol (còn có biệt dược Marinol) trong chống buồn nôn và nôn mửa do thuốc trị ung thư.
Chất này khiến cho người dùng rơi vào ảo dạng, hoang tưởng, trầm cảm, dị cảm, hay ưu tư. Hơn nữa còn khiến nhịp tim nhanh, giãn mạch, hạ huyết áp thế đứng.
Do đó, nên thận trọng với người có tiền sử nghiện, bệnh tim, rối loạn tâm thần, trẻ em, người già, người có thai, cho con bú và khi dùng không nên uống rượu.
Minh KhuêBạn đang xem bài viết Tác hại nghiêm trọng của việc lạm dụng thuốc chống say tàu xe mà nhiều người không để ý tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].