Sinh viên tham gia BHYT ở trường có được về quê khám bệnh không?
Điểm c Khoản 3 và 4 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế có sửa đổi, bổ sung 2014 nêu rõ:
Trường hợp người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng quy định sau:
+ Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám chữa bệnh kể từ ngày 1/1/2016.
Như vậy, theo quy định của Luật BHYT hiện hành, chỉ cần có thẻ BHYT thì có thể đi khám chữa bệnh toàn quốc tại bệnh viện tuyến huyện và hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh. Vì thế, nếu sinh viên muốn đi khám chữa bệnh ở quê thì có thể tới bệnh viện tuyến huyện để khám chữa.
Mức hưởng BHYT với đối tượng là sinh viên
Khoản B Điều 12 Luật BHYT có sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định: Học sinh, sinh viên thuộc nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng.
Điểm G Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:
Mức hưởng BHYT của các đối tượng được quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật BHYT
Người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh theo quy định tại Điều 26, 27, 28 của Luật BHYT, tại Khoản 4, 5 và Điều 22 thì được quỹ bảo hiểm thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
- Hưởng 100% chi phí với các đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11, 17 Điều 3 Nghị định này.
- Hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh BHYT và không giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư...
- Người tham gia hoạt động cách mạng trước 1/1/1945;
- Người tham gia hoạt động cách mạng từ 1/1/1945 đến tháng 8/1945;
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; thương binh hạng B; bệnh binh mất sức lao động từ 81% trở lên;
- Bệnh binh đang điều trị vết thương, bệnh binh tái phát;
- Người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Trẻ em dưới 6 tuổi.
- Hưởng 100% chi phí tại tuyến xã;
- Hưởng 100% chi phí cho 1 lần KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở.
- Hưởng 100% đối tượng tham gia tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp KCB không đúng tuyến.
- Hưởng 95% đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2, khoản 12 Điều 3 và khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này.
- Hưởng 80% với các đối tượng khác.
Ngoài ra, khi đi khám tại các cơ sở y tế, mức hưởng cụ thể được quy định như sau:
Khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 nêu rõ:
- Người tham gia BHYT hưởng 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương;
- Người tham gia BHYT hưởng 60% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh;
- Người tham gia BHYT hưởng 100% nếu khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện.
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết Sinh viên tham gia BHYT ở trường có được về quê khám bệnh không? tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].