Ngày 18/3, Edgard Ziebat, 40 tuổi đã quá cảnh ở sân bay New Delhi khi di chuyển từ Hà Nội về Istanbul. Đúng lúc đó, Ấn Độ có lệnh hoãn tất cả các chuyến bay đến châu Âu vì đại dịch COVID-19.
Bốn ngày sau, Ấn Độ lại hủy tất cả các chuyến bay quốc tế và cuối tháng 3, nước này cũng ra lệnh phong tỏa toàn quốc cho đến ngày 17/5.
Được biết, có một số hành khách cũng bị mắc kẹt ở sân bay, 2 người từ Sri Lanka, 1người từ Maldives và 1 người từ Phillipines.
Những người này được đại sứ quán nước họ giúp đỡ nhưng Ziebat bị Đức từ chối đưa về nước vì có tiền án về tội tấn công và một vài tội danh khác, còn Ấn Độ từ chối cấp thị thực vì lý do này.
Một đại diện sân bay Delhi cho biết Ziebat không được rời khỏi khu vực quá cảnh và anh ta phải ở lại đây khoảng 54 ngày.
Chính quyền cũng cung cấp màn, kem đánh răng, thực phẩm, thuốc chống muỗi, quần áo và một vài thứ thiết yếu khác.
Ziebat ở mọt mình tại đây, hết nằm trên giường, anh lại nằm trên ghế, trên sàn nhà bất cứ nơi đâu mà anh cảm thấy thoải mái.
Có khi để "giết" thời gian, anh ta ngồi đọc báo, nói chuyện với bạn bè và gia đình. Thi thoảng anh ta đi đi lại lại một mình rồi nói chuyện với bảo vệ cho đỡ buồn.
Tình cảnh của Ziebat được báo Ấn Độ liên tưởng đến bộ phim "The Terminal". Trong đó nhân vật Viktor Navorski (do Tom Hanks thủ vai) cũng bị mắc kẹt ở sân bay quốc tế John F. Kennedy tận 9 tháng trời.
Giữa tháng 4, tình hình sức khỏe của Ziebat được cho là không tốt nên các quan chức đã tiến hành kiểm tra. Kết quả cho thấy anh ta vẫn rất ổn cả về thể chất lẫn tinh thần. Từ đó, người đàn ông này đã được kiểm tra sức khỏe thường xuyên hơn.
Khoảng 1 tuần trước, chính quyền cũng đã cố gắng tìm kiếm chuyến bay đến Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ) cho Ziebat nhưng Thổ Nhĩ Kỳ cho hay các chuyến bay ở đây cũng chỉ dành cho dân bản địa và thường trú.
Ngày 12/5, Ziebat đã lên một chuyến bay hãng KML đến Amsterdam (Hà Lan). Anh ta cũng đã được xét nghiệm và không có dấu hiệu mắc COVID-19.
(Theo New York Post)
Minh TrầnBạn đang xem bài viết Rời Hà Nội, người đàn ông quốc tịch Đức bị kẹt ở sân bay Ấn Độ gần 2 tháng vì COVID-19 tại chuyên mục Đời sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].