Phương pháp ăn theo đĩa dành cho người bệnh tiểu đường

Phương pháp ăn theo đĩa là một cách trực quan, đơn giản để đảm bảo người bệnh tiểu đường có đủ rau và protein nạc đồng thời hạn chế nạp lượng tinh bột quá cao.

Kế hoạch bữa ăn cho người bệnh tiểu đường

Kế hoạch bữa ăn là phương án giúp người bệnh tiểu đường quản lý được việc ăn khi nào, ăn món gì và ăn bao nhiêu để có đủ dinh dưỡng cần thiết mà vẫn quản lý được đường máu mục tiêu.

Một kế hoạch ăn uống tốt sẽ dựa trên mục tiêu đường máu, sở thích và lối sống của người bệnh và loại thuốc dùng.

Một bữa ăn tốt cần đảm bảo tiêu chí:

  • Bổ sung nhiều loại rau không chứa tinh bột, như súp lơ xanh, rau cải bó xôi, rau muống, rau ngót,…
  • Hạn chế các thực phẩm có đường và ngũ cốc tinh chế, như bánh mì trắng, gạo, mì sợi.
  • Tập trung vào thực phẩm toàn phần thay vì thực phẩm chế biến sẵn càng nhiều càng tốt.

Carbohydrate trong thực phẩm chúng ta ăn làm tăng lượng đường trong máu. Tốc độ tinh bột làm tăng tăng lượng đường trong máu nhanh hay không tùy thuộc vào loại thức ăn đó và những gì chúng ta ăn kèm với nó.

Ví dụ, uống nước ép hoa quả làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn ăn cả quả. Ăn tinh bột cùng với thực phẩm có protein, chất béo và chất xơ sẽ làm chậm tốc độ tăng lượng đường trong máu.

Theo dõi lượng tinh bột chúng ta ăn và đặt giới hạn cho mỗi bữa ăn có thể giúp duy trì lượng đường trong máu ở mức mục tiêu.

Nên liên hệ với bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tìm hiểu xem chúng ta có thể ăn bao nhiêu tinh bột mỗi ngày và trong mỗi bữa ăn.

Phương pháp ăn theo đĩa

Phương pháp ăn theo đĩa

Phương pháp ăn theo đĩa dành cho người bệnh tiểu đường

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, phương pháp ăn theo đĩa là một cách trực quan, đơn giản để đảm bảo chúng ta có đủ rau và protein nạc đồng thời hạn chế nạp lượng tinh bột quá cao.

Chuẩn bị một đĩa ăn có đường kính 22 cm:

  • 1/2 đĩa là các loại rau không chứa tinh bột, chẳng hạn như salad, các loại rau họ cải, súp lơ, bắp cải, rau muống, rau cải bó xôi,…
  • 1/4 đĩa là protein nạc, chẳng hạn như thịt gà, thịt lợn, đậu, đậu phụ, nấm hoặc trứng,…
  • 1/4 đĩa là thực phẩm chứa tinh bột. Ưu tiên các loại tinh bột tiêu hóa chậm/chỉ số tăng đường máu thấp như: gạo nguyên cám, gạo lứt, ngô, khoai lang luộc, mì nguyên cám,…
  • Chọn loại nước uống không chứa đường hoặc ít calo như trà đá không đường.

(Theo Bệnh viện Nội tiết, CDC)

Hoàng Nguyên (t/h)

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính