Phòng tránh bắt cóc trẻ em: 8 mẹo bảo vệ an toàn cho con mọi cha mẹ cần biết

Theo Trung tâm quốc tế về trẻ em bị mất tích và bóc lột (ICMEC), trên thế giới ước tính có 8 triệu trẻ em mất tích mỗi năm. Con số thống kê này là lời cảnh báo cho mọi bậc cha mẹ để thực hiện các biện pháp phòng tránh giúp đảm bảo an toàn cho trẻ.

Cha mẹ thường không muốn khơi dậy cảm giác sợ hãi cho con, tuy nhiên giúp con nhận thức lành mạnh về những mối nguy hiểm ở thế giới bên ngoài có thể giúp cứu mạng con.

Với nạn bắt cóc trẻ em, cha mẹ và trẻ càng có nhiều kiến thức, hiểu biết thì càng có cơ hội nhận diện kẻ bắt cóc và ngăn chặn điều không may xảy ra.

Phòng tránh bắt cóc trẻ em: 8 mẹo bảo vệ an toàn cho con mọi cha mẹ cần biết 0

Dưới đây là một số mẹo an toàn cho trẻ mà cha mẹ cần biết.

1. Giữ phương thức liên lạc giữa cha mẹ và con cái

Con cần biết số điện thoại của cha mẹ, số điện thoại nhà riêng và địa chỉ nhà mình.

2. Không lấy bất kỳ thứ gì từ người lạ

Đây là một câu nói khá phổ biến nhưng không phải đứa trẻ nào cũng biết áp dụng.

Nếu có người lạ đưa cho con bạn bất kỳ thứ gì, con cần phải hỏi ý kiến bạn trước.

Nếu bạn không có ở đó, thì tốt nhất con nên từ chối tất cả.

3. Đi cùng bạn

Nếu con bạn sắp đến một nơi mà con chưa từng đến hoặc không quen thuộc, thì con nên dẫn theo một người bạn đáng tin cậy.

4. Từ chối lời mời công việc kỳ lạ

Trẻ em thường ít khả năng nhận được những lời mời công việc, nên nếu con bạn nhận được thì đây là điều kỳ lạ.

Hãy yêu cầu con luôn từ chối những đề nghị đó, ngay cả khi chỉ là một yêu cầu hỗ trợ đơn giản cho việc gì.

5. Nói với con rằng con có thể tin tưởng cha mẹ

Mối quan hệ tốt nhất giữa cha mẹ và con cái là khi con đủ tin tưởng bạn để chia sẻ với bạn bất cứ điều gì khiến con cảm thấy không thoải mái.

Điều quan trọng là bạn phải được biết nếu có điều gì hoặc ai đó đang làm phiền con bạn.

6. Làm con hiểu rằng cha mẹ không cố tình theo dõi con

Nếu con bạn còn nhỏ và dễ bị tổn thương, cha mẹ cần giám sát thời gian con lên mạng, nơi mà những kẻ gian ẩn nấp.

Hãy làm con hiểu rằng bạn không phải đang lấy cớ để dòm ngó tin nhắn, tương tác riêng tư của con.

7. Chạy nhanh và hét lớn

Nếu có ai đó đuổi theo con hoặc ép con vào trong xe ô tô, phản ứng tốt nhất là hét lớn và chạy nhanh - nếu kẻ tấn công không có vũ khí nguy hiểm.

8. Thiết lập một kế hoạch hành động

Trong trường hợp con bạn bị lạc ở nơi công cộng đông đúc, con cần biết phải làm gì hoặc tìm cha mẹ ở đâu.

(Theo News24)

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính