Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Phía Đông Hà Nội: Vùng đất 'mới', cư dân 'mới' cùng những quan điểm mới về an cư

Khu Đông Hà Nội đang được nhiều chuyên gia và cư dân “chấm điểm” là đáng sống khi có nhiều dự án nhà ở và khu đô thị đề cao các yếu tố xanh, sinh thái, an toàn, tiện ích và thông minh.

Cuộc bình chọn “Dự án đáng sống” năm 2023 vừa công bố kết quả với 19 khu đô thị, dự án nhà ở, khu nghỉ dưỡng… được Hội đồng thẩm định “chấm điểm” cao nhất, trong đó có một số dự án khu đô thị ở phía Đông Hà Nội. 

PV Gia Đình Mới đã có cuộc trao đổi với TS.KTS Trần Minh Tùng, Trưởng Bộ môn Kiến trúc dân dụng, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội – thành viên Hội đồng chuyên gia thẩm định Dự án đáng sống về định nghĩa, tiêu chí của một dự án nhà ở “đáng sống” nói chung và ở phía Đông Hà Nội nói riêng.

TS.KTS Trần Minh Tùng, Trưởng Bộ môn Kiến trúc dân dụng, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.

TS.KTS Trần Minh Tùng, Trưởng Bộ môn Kiến trúc dân dụng, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.

PV: Thưa TS.KTS Trần Minh Tùng, cuộc bình chọn “Dự án đáng sống” có ý nghĩa như thế nào trong thời điểm hiện nay?

TS Trần Minh Tùng: Hiện nay trên thị trường bất động sản có rất nhiều giải thưởng được trao cho các dự án xây dựng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như nhà ở, quy hoạch, kiến trúc, bất động sản… Nhưng tôi cho rằng việc “chấm điểm” các dự án hướng đến yếu tố “đáng sống” là một sự cần thiết và khác biệt bởi từ “đáng sống” bao hàm nhiều yếu tố tác động đến cuộc sống của cư dân như kiến trúc, cảnh quan, tiện ích, an toàn, quản lý... 

Dự án đáng sống sẽ lấy cư dân làm trung tâm, nghĩa là xây dựng các giá trị cho cộng đồng, cho cư dân, nói cách khác đề cập đến tất cả những gì tốt đẹp ở dự án mà người dân có thể nhận được.

Chứng nhận “Dự án đáng sống” hướng đến giá trị lâu dài và phát triển bền vững, bởi chứng nhận này như nhắc nhở các doanh nghiệp chủ đầu tư cần tập trung nhiều hơn cho hạ tầng, cảnh quan, tiện ích nhằm nâng cao chất lượng sống cho cư dân.

PV: Các tiêu chí để chấm điểm dự án đáng sống là gì, thưa anh?

TS Trần Minh Tùng: Một môi trường cư trú đáng sống nghĩa là một môi trường mà ở đó cộng đồng dân cư luôn cảm thấy thoải mái và tự hào, là một nơi thực sự dành cho cộng đồng, vì cộng đồng và được vun đắp, phát triển, lan tỏa những giá trị tốt đẹp chính từ cộng đồng ấy.

Các tiêu chí cứng của một dự án là đảm bảo các quy định về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, nhà ở, cùng những tiêu chí về ứng dụng và cập nhật công nghệ như kiến trúc xanh, kiến trúc thông minh, quản lý tòa nhà…

Một môi trường cư trú đáng sống nghĩa là một môi trường mà ở đó cộng đồng dân cư luôn cảm thấy thoải mái và tự hào.

Một môi trường cư trú đáng sống nghĩa là một môi trường mà ở đó cộng đồng dân cư luôn cảm thấy thoải mái và tự hào.

Các tiêu chí mềm là tiêu chí có thể thay đổi theo từng năm, từng giai đoạn. Ví dụ như những năm Covid-19 thì tiêu chí mềm là dự án có những giải pháp hỗ trợ cư dân, đồng hành cùng cư dân chống dịch. Đến năm nay, khi dịch Covid-19 đã được kiểm soát thì chúng tôi có điểm cộng cho những dự án có sáng kiến hướng tới cư dân.

Mỗi dự án sẽ có những sáng kiến khác nhau. Sáng kiến của các dự án có thể lớn có thể nhỏ nhưng thể hiện được sự quan tâm của chủ đầu tư tới cư dân, mang tới cho cư dân cảm giác dễ chịu, được chăm sóc đúng nghĩa khách hàng là thượng đế. 

PV: Khu Đông Hà Nội có các khu đô thị đang được đánh giá là chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sống, anh có nhận định gì về các dự án nhà ở của khu vực này?

TS Trần Minh Tùng: Trong các dự án đáng sống được bình chọn năm nay có 2 dự án khu đô thị ở phía Đông Hà Nội. Tôi thấy các nhà phát triển bất động sản đã và đang xây dựng các dự án đô thị ở khu Đông Hà Nội rất am hiểu thị trường, nắm bắt tốt thị hiếu khách hàng và xu hướng sống mới.

Tiêu chuẩn về nơi ở ngày nay đã cao hơn trước rất nhiều. Với các cư dân đô thị, họ không chỉ đơn thuần là cần một ngôi nhà để ở, mà họ cần một môi trường cư trú để họ khẳng định mình, thể hiện vị thế, tiếng nói của mình trong xã hội. Rõ ràng là khi cuộc sống được cải thiện, xuất hiện một tầng lớp tinh hoa, có hiểu biết và có điều kiện kinh tế nên họ sẽ có những định nghĩa rất khác về cuộc sống. 

Họ khó tính hơn và họ đòi hỏi ở chủ đầu tư phải thực hiện những hoạt động vận hành đô thị cao cấp hơn. Họ là những người hoàn toàn năng động, có điều kiện dịch chuyển nên nếu không đáp ứng được nhu cầu họ sẽ chuyển đi khỏi dự án.

Do vậy, nếu các chủ đầu tư không hiểu cư dân, quá trình xây dựng đô thị không chú trọng chất lượng sống, không có những sáng kiến, những giải pháp “mềm” để họ thấy tính ưu việt của môi trường cư trú thì sẽ khó thu hút họ đến cũng như giữ chân họ lại.

Các khu đô thị phía Đông Hà Nội được đánh giá là chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sống của cư dân.

Các khu đô thị phía Đông Hà Nội được đánh giá là chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sống của cư dân.

So với các khu vực trên địa bàn Hà Nội, tôi thấy các dự án nhà ở phía Đông hiện nay đã bắt kịp những xu hướng mới trong thị hiếu chọn nơi ở của cư dân như sống xanh, sống an toàn, tiện ích và công nghệ. Một số các dự án cung cấp nhà ở tại khu Đông Hà Nội được nhắc đến với những tiện ích khá đặc biệt mà các dự án khác không có. 

Điều đó cho thấy các chủ đầu tư đã chú trọng nâng cao chất lượng sống cho cư dân. Do vậy các dự án này đã thu hút được lượng lớn cư dân, đặc biệt là cư dân tinh hoa lựa chọn làm điểm đến an cư cũng là điều dễ hiểu.

PV: Các chủ đầu tư có lẽ đều nhìn thấy xu hướng mới nhưng không phải ở khu vực nào họ cũng xây dựng được những khu đô thị đáp ứng thị hiếu mới, vì sao khu Đông Hà Nội lại làm được điều này, thưa anh?

TS Trần Minh Tùng: Tôi nghĩ là khu Đông hiện đang hội tụ nhiều yếu tố thiên thời địa lợi nhân hòa. Khi nãy chúng ta đã nói về tầm nhìn, am hiểu của các chủ đầu tư. Tuy nhiên đúng là không phải ở khu vực nào, chủ đầu tư cũng có thể hiện thực hóa tầm nhìn thành sản phẩm cụ thể.

Khu Đông là khu phát triển muộn hơn so với những khu vực khác của Thủ đô. Trước đây Hà Nội phát triển tương đối lệch, thị trường bất động sản gắn với khu vực phía Tây và Tây Nam của thành phố. Tuy nhiên, những năm gần đây, phía Tây - Tây Nam bắt đầu cho thấy dấu hiệu quá tải dự án, cùng với quy hoạch mới phát triển Hà Nội về tả ngạn sông Hồng, thì khu Đông hiện nay đang được chú ý đầu tư.

Phát triển muộn hơn nên các dự án nhà ở ở khu Đông mới bắt đầu tham gia vào thị trường bất động sản. Việc phát triển một vùng đất mới sẽ khiến các dự án gặp những khó khăn là phải đầu tư nhiều hơn cho các hạ tầng, tuy nhiên thuận lợi là các nhà phát triển bất động sản có cập nhật những quan điểm mới về kiến tạo chất lượng cuộc sống vào các dự án.

Nếu khu vực đô thị phía Tây phần nào loay hoay với những hiện trạng cũ, hạ tầng cũ thì khu vực phía Đông này của thành phố lại có quỹ đất rộng rãi, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà phát triển bất động sản xây dựng từ đầu. 

Do vậy, khu Đông hiện nay đã xuất hiện những đại đô thị lớn, ở đó nhà phát triển bất động sản đưa vào nhiều hạng mục để đáp ứng thị hiếu mới của khách hàng.

Trân trọng cảm ơn anh!

Việt Hưng/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO