Gãi ngứa, người đàn ông rùng mình khi kéo được ổ giun rồng ký sinh dưới da

Nam bệnh nhân 42 tuổi ở Yên Bái thấy ngứa ngáy ở các vùng cổ, đùi nên gãi ngứa và bất ngờ kéo ra được loại sinh vật lạ. Đó là ổ giun rồng ký sinh dưới da.

Gái ngứa, người đàn ông rùng mình khi kéo được ổ giun rồng ký sinh dưới da.

Gái ngứa, người đàn ông rùng mình khi kéo được ổ giun rồng ký sinh dưới da.

Bất ngờ phát hiện ổ giun rồng ký sinh dưới da sau khi gãi ngứa

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Yên Bái, trên địa bàn tỉnh vừa phát hiện ca bệnh bị giun rồng ký sinh trên da. Bệnh nhân là nam giới, 42 tuổi, trú tại Yên Bái. Khoảng hai tuần trước khi vào viện, anh bị ngứa vùng cổ, nổi sẩn trên bề mặt da như mày đay.

Bệnh nhân cho biết, thường xuyên đi rừng, ngủ ở lán, ăn gỏi cá, thịt chuột và tắm suối. Khi gãi, những nốt ngoằn ngoèo nổi dưới da căng tức, trên xương đòn cổ phía bên phải xuất hiện nốt sẩn u cục và có đầu giun màu trắng, bệnh nhân kéo ra được một đoạn bị đứt.

Bệnh nhân sốt, mệt mỏi, chóng mặt, khám tại phòng mạch tư nhân được bác sĩ rạch ổ áp xe và khuyên vào bệnh viện. Anh đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương khám, phát hiện thêm một nốt sẩn ở vị trí 1/3 mặt dưới đùi phải, kéo ra đoạn giun khoảng 0,5cm. Ngực trái bệnh nhân nổi một u cục.

Các bác sĩ xử trí, gắp hết giun ra và xác định bệnh nhân nhiễm giun rồng. Sau 7 ngày điều trị bằng thuốc và chích rạch lấy giun, người bệnh ổn định, được xuất viện.

Giun rồng là gì?

Theo CDC Yên Bái, giun rồng có tên khoa học là Dracunculus medinensis gây bệnh ở người và động vật. Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa và xâm nhập vào cơ thể qua nước uống hoặc thức ăn tái, sống từ các động vật thủy sinh (cá, ếch, nhái, tôm…) có chứa ấu trùng giun rồng. Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh, nhưng chủ yếu là độ tuổi lao động.

Khi mới mắc, người bệnh thường không phát hiện có triệu chứng đặc biệt. Khoảng 1 năm sau đó, giun cái bắt đầu di chuyển và phát triển trong các mô dưới da, người bệnh có thể có các dấu hiệu: Sốt nhẹ, chóng mặt, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, mẩn đỏ, tê cứng và ngứa tại chỗ giun khu trú.

Vết sưng tấy vỡ tiết ra dịch vàng, tại ổ tổn thương phát hiện giun màu trắng (thường là phần đầu), nếu không có tác động thì con giun thường tự chui ra ngoài sau 3 - 6 tuần.

Một số người bệnh tự kéo giun ra nhưng làm đứt nửa chừng sẽ khiến ấu trùng giun và các chất độc lây lan theo đường đi của giun. Khi đó, tình trạng viêm nhiễm trầm trọng hơn dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng huyết, viêm cứng khớp, áp xe, uốn ván.

Để phòng bệnh, CDC Yên Bái khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm như ăn chín, uống sôi; sử dụng riêng biệt các dụng cụ trong chế biến thực phẩm sống và chín (thớt, dao, máy xay, bát, đĩa…); vệ sinh tay sau chế biến thực phẩm sống.

V.Linh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính