Theo Wikipedia, rắn hổ mang là loài rắn thuộc họ Elapidae (họ Rắn hổ) phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa ghi nhận được trong tự nhiên là 7 mét.
Rắn hổ mang chúa được đánh giá là loài nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của chúng.
Rắn hổ mang giống như những loài rắn khác, tiếp nhận tín hiệu hóa học thông qua chiếc lưỡi chẻ đôi, đánh hơi (cảm thụ các phân tử mùi hương trong không khí) bằng các tế bào cảm giác trên lưỡi, rắn đưa đầu lưỡi chạm vào cơ quan thụ cảm giác quan (còn gọi là cơ quan Jacobson) nằm trên vòm họng để truyền các thông tin nhận được đến não bộ.
Rắn hổ mang có khả năng khống chế lượng chất độc khi cắn con mồi. Loài rắn này tiết ra chất độc và chứa trong 1 túi cơ của tuyến nọc nằm ở vòm họng. Túi cơ này sẽ co bóp đưa nọc độc đến răng nanh khi chúng tấn công con mồi.
Trong nọc độc của rắn hổ mang có độc tố tác động đến hệ thần kinh, làm cho con mồi bị tê liệt thần kinh và hôn mê. Sau khi cắn vào con mồi, rắn sẽ bắt đầu nuốt con mồi đang giãy giụa trong khi nọc độc bắt đầu quá trình tiêu hóa mồi.
Nọc độc của rắn hổ mang chúa chủ yếu thuộc nhóm neurotoxin (độc tố thần kinh), tấn công hệ thần kinh trung ương của nạn nhân, dẫn đến đau nhức, mờ mắt, chóng mặt, buồn ngủ, và cuối cùng tê liệt.
Nếu tình trạng nghiêm trọng, chất độc tiến đến hệ tuần hoàn, nạn nhân rơi vào trạng thái hôn mê.
Vết cắn của rắn hổ mang chúa có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng chỉ sau 30 phút. Độc rắn hổ chúa thậm chí được ghi nhận có khả năng giết chết một con voi trưởng thành trong vòng vài giờ.
Theo Từ điển bách khoa thư Việt Nam, ở Việt Nam, có từ Lào Cai đến Miền Đông Nam Bộ. Độc tính của nọc rắn hổ mang rất cao, có thể làm chết người sau 30 phút. Nọc có giá trị dược liệu; da thuộc rất được ưa chuộng. Số lượng tự nhiên ít; nhiều nơi đã tổ chức nuôi.
Tuấn AnhBạn đang xem bài viết Nọc độc rắn hổ mang nguy hiểm như thế nào? tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].