Những điều cần làm khi chẳng may nhiễm COVID-19

Vậy nếu chẳng may bị nhiễm COVID-19, người bệnh cần phải làm gì để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mình?

1. Xét nghiệm COVID-19 

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, F0 được xác định thông qua việc xét nghiệm với virus rút SARS-CoV-2. Do đó, khi có biểu hiện nhiễm COVID-19 cần thực xét nghiệm (xét nghiệm nhanh hoặc PCR) để có kết quả chính xác.

  Khi có biểu hiện nhiễm COVID-19 cần thực hiện xét nghiệm để có kết quả khẳng định. Ảnh minh họa

Khi có biểu hiện nhiễm COVID-19 cần thực hiện xét nghiệm để có kết quả khẳng định. Ảnh minh họa

2. Khai báo với y tế xã/phường

Tại Khoản 1 Điều 47 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 có nêu rõ: Khi có dịch, người mắc bệnh dịch hoặc người phát hiện trường hợp mắc bệnh dịch hoặc nghi ngờ mắc bệnh dịch phải khai báo cho cơ quan y tế gần nhất trong thời gian 24 giờ, kể từ khi phát hiện bệnh dịch.

Theo đó, khi mắc COVID-19 hoặc nghi mắc COVID-19, người mắc hoặc người phát hiện phải có nghĩa vụ báo cáo với cơ quan y tế gần nhất trong 24 giờ đồng hồ kể từ khi phát hiện.

Nếu không thực hiện, căn cứ điểm a khoản 3 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, người nào bị bệnh mà che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời tình hình nhiễm COVID-19 của mình hoặc người khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 - 20 triệu đồng.

3. Thực hiện cách ly tại nhà

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, những F0 được điều trị, cách ly tại nhà gồm:

- F0 đã được khẳng định bằng test PCT hoặc test nhanh theo quy định, không có triệu chứng hoặc có nhưng nhẹ như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi, tiêu chảy, chảy mũi, mất mùi, mất vị.

- F0 không có dấu hiệu của viêm phổi/thiếu ô xy, nhịp thở < 20 lần/phút; SpO2 > 96%, không thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè...

- F0 không mắc bệnh nền hoặc có nhưng đã điều trị ổn định.

- F0 có khả năng tự chăm sóc bản thân: Tự ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh, liên lạc với nhân viên y tế... 

Khi F0 cách ly tại nhà thì phải thường xuyên theo dõi sức khoẻ, điều thông tin và Phiếu theo dõi sức khoẻ, không được ra khỏi nhà, luôn thực hiện thông điệp 5K, không dùng chung đồ dùng với người khác trong gia đình, không tiếp xúc với người khác cũng như vật nuôi trong gia đình...

4. Xin giấy nghỉ ốm hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Điều 24, 25 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định, người lao động sẽ được hưởng chế độ ốm đau nếu bị ốm đau, tai nạn mà không phải tai nạn lao động; có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh.

Do đó, nếu bị nhiễm COVID-19, F0 xin được giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì sẽ được hưởng chế độ ốm đau (căn cứ Công văn số 1492 của Cục Quản lý khám, chữa bệnh).

Vì vậy, sau khi hoàn thành việc cách ly, điều trị tại nhà, F0 liên hệ trung tâm y tế để xin cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

An An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính