Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Những cặp đôi đồng tính nổi tiếng được coi là biểu tượng trong lịch sử (Phần 2)

Trong lịch sử, xu hướng khác biệt về tính dục bị coi là điều cấm kỵ, nhưng không ít người dám thể hiện con người thật của mình. Có người thậm chí còn là vua của một quốc gia.

1. Eleanor Roosevelt và Lorena Hickok

Những cặp đôi đồng tính nổi tiếng được coi là biểu tượng trong lịch sử (Phần 2) 0

Tin đồn Eleanor Roosevelt - phu nhân Tổng thống Franklin D. Roosevelt (Mỹ) - là người đồng tính xuất phát từ một người bạn rất thân đồng thời cũng là cận thần lâu năm của bà: phóng viên trẻ Lorena Hickok.

Những bức thư qua lại giữa hai người là bằng chứng thuyết phục nhất về tình cảm và mối quan hệ của họ, chúng được tìm thấy sau khi phu nhân Eleanor từ trần.

Gia đình Roosevelt đã cố gắng giấu nhẹm đi những bức thư và đốt một phần trong số chúng.

2. Benjamin Britten và Peter Pears

Những cặp đôi đồng tính nổi tiếng được coi là biểu tượng trong lịch sử (Phần 2) 1

Cuộc đời của Peter Pears gắn bó chặt chẽ với Benjamin Britten - nhà soạn nhạc, nhạc trưởng, nghệ sỹ piano người Anh - đối tác của ông trong những tác phẩm hòa nhạc và opera suốt gần 40 năm.

Là một người đam mê âm nhạc nhưng không tự tin theo đuổi lĩnh vực này, năm 1937, cuộc gặp gỡ với Britten đã giúp sự nghiệp âm nhạc của Pears như diều gặp gió.

Năm 1976, Britten chuyển 365 bức thư tình gửi cho Pears trong suốt thời gian yêu nhau cho một người bạn ở nhà xuất bản Donald Mitchell, như một cách để công khai về mối quan hệ giữa họ. 

Cả hai đã cùng nhau mang những tác phẩm âm nhạc của mình đi khắp thế giới. 

3. Dorothy Arzner và Marion Morgan

Những cặp đôi đồng tính nổi tiếng được coi là biểu tượng trong lịch sử (Phần 2) 2

Dorothy Arzner, nữ đạo diễn duy nhất đã rất thành công trong thời kỳ ngành công nghiệp điện ảnh thay đổi mạnh mẽ những năm 1930. Cô gặp Marion Morgan, một vũ công và biên đạo múa của Vaudeville, trong bộ phim Fashions for Women (Thời trang cho Phụ nữ) khi cô đang hướng dẫn đoàn biểu diễn của mình.

Sau đó, hai người bắt đầu hẹn hò và cùng nhau phát triển sự nghiệp trong nhiều thập kỷ.

4. Hoàng đế Hadrian và người tình Antinous

Những cặp đôi đồng tính nổi tiếng được coi là biểu tượng trong lịch sử (Phần 2) 3

Dù Hoàng đế La Mã Hadrian vẫn có quan hệ yêu đương với phụ nữ, nhưng dường như phái mạnh vẫn có sức hấp dẫn nhiều hơn đối với ông.

Trong số những người mà Hoàng đế Hadrian yêu nhất có chàng trai người Ai Cập Antinous. Antinous đã theo Hadrian suốt 6 năm cho đến năm 130 sau công nguyên, người ta tìm thấy xác của người thanh niên này ở vùng sông Nile.

Đau khổ vì sự mất mát này, Hoàng đế Hadrian đã ra lệnh cho cả đế quốc La Mã để tang người tình trẻ trong suốt 8 năm sau đó, đồng thời tạc tượng Antinous đặt trong cung điện, đúc đồng tiền có hình Antinous và xây thành phố tại Ai Cập đặt tên là Antinopolis.

5. Oscar Wilde và Alfred Douglas

Những cặp đôi đồng tính nổi tiếng được coi là biểu tượng trong lịch sử (Phần 2) 4

Alfred Douglas được biết đến là một nhà thơ, nhà dịch giả người Anh, bạn thân và cũng là người tình của nhà văn, nhà soạn kịch nổi tiếng người Ai-len Oscar Wilde.

Năm 1981, Oscar Wilde gặp gỡ Alfred Douglas khi đó đã có gia đình và hai đứa con trai. Họ nảy sinh tình cảm và không hề giấu diếm mối quan hệ của mình.

Dù ở thời đó, những mối quan hệ đồng giới bị coi là điều cấm kỵ, thậm chí là một "tội ác", nhưng Oscar Wilde vẫn không ngần ngại công khai tình cảm của mình với Douglas qua những bức thư tình.

Quá phẫn nộ trước mối quan hệ của con trai với người bạn học, bố của Alfred Douglas - Hầu tước Queensberry - Đã yêu cầu Alfred bỏ học và đe dọa để Alfred chấm dứt mối quan hệ với Oscar Wilde. Ông còn yêu cầu Oscar Wilde tránh xa con trai mình bằng những lời lăng mạ.

Sự sỉ nhục của ngài Hầu tước đã khiến Wilde tức giận và đâm đơn kiện ông tội lăng mạ. Nhưng chính Wilde lại bị kiện ngược lại với tội danh lôi kéo Alfred vào mối quan hệ "xấu xa". Sau đó, Oscar Wilde bị xử hai năm tù giam.

Sau khi ra tù năm 1897, hai người vẫn lén lút gặp gỡ nhưng do áp lực của gia đình, một thời gian sau họ chia tay nhau. 

Wilde sống những ngày cuối đời trong cảnh nghèo túng ở Paris còn Douglas trở về Anh. Khi Wilde ra đi, Alfred Douglas đã bay sang Paris và đứng ra chủ trì đám tang của ông.

Ái Linh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính