Năm 2023, những người sinh năm 1983 chưa đi làm lại Căn cước công dân sẽ bị phạt 500.000 đồng

Căn cước công dân gắn chip là giấy tờ tùy thân vô cùng quan trọng khi hiện nay sổ hộ khẩu đã bị khai tử. Năm 2023, có những trường hợp không đi làm Căn cước công dân gắn chip sẽ bị phạt tới 500.000 đồng.

Năm 2023, những người sinh năm 1983 chưa đi làm lại Căn cước công dân sẽ bị phạt tiền.

Năm 2023, những người sinh năm 1983 chưa đi làm lại Căn cước công dân sẽ bị phạt tiền.

Các trường hợp năm 2023 chưa đi làm Căn cước công dân sẽ bị phạt tiền

Những người đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi

Điều 21 Luật Căn cước công dân nêu rõ:

1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Như vậy, sang năm 2023, những người thuộc độ tuổi phải đổi thẻ Căn cước công dân là người sinh vào một trong các năm 1998, 1983 và 1963.

Tuy nhiên, những người này chỉ phải đi đổi Căn cước công dân trong năm 2023 nếu đang sử dụng thẻ được cấp từ trước năm 2021.

Còn nếu đã đổi thẻ Căn cước công dân mới từ năm 2021 trở đi thì vẫn tiếp tục sử dụng thẻ này đến độ tuổi phải đổi thẻ tiếp theo.

Người đang dùng Chứng minh nhân dân từ năm 2008 trở về trước

Ngoài trường hợp trên, những người hiện nay đang sử dụng Chứng minh nhân dân làm từ năm 2008 trở về trước cũng cần chú ý đi làm Căn cước công dân ngay. Bởi lẽ, giấy Chứng minh nhân dân chỉ có giá trị sử dụng trong 15 năm kể từ ngày cấp theo quy định tại Điều 2 Nghị định 05 năm 1999.

Chứng minh nhân dân hình chữ nhật dài 85,6 mm rộng 53,98 mm, hai mặt chứng minh nhân dân in hoa văn màu xanh trắng nhạt. Có gía trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp.

Các trường hợp khác

Các trường hợp bắt buộc làm Căn cước công dân theo Điều 23 của Luật Căn cước công dân bao gồm:

- Thẻ Căn cước công dân/giấy Chứng minh nhân dân đang sử dụng bị hư hỏng không sử dụng được;

- Thay đổi thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, đặc điểm nhận dạng;

- Xác định lại quê quán, giới tính;

- Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;

- Người dùng Chứng minh nhân dân thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Bị mất thẻ Căn cước công dân, mất giấy Chứng minh nhân dân;

- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Nếu thuộc các trường hợp nêu trên mà không đi làm Căn cước công dân gắn chip sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 144 năm 2021.

Cũng từ năm 2023, Căn cước công dân gắn chip sẽ chính thức được sử dụng thay cho Sổ hộ khẩu trong một loạt các thủ tục hành chính theo Nghị định 104 của Chính phủ.

Căn cước công dân gắn chip với mã QR và chip được gắn trên thẻ lưu giữ đầy đủ các thông tin của công dân, bao gồm cả thông tin về cư trú. Do đó, thay vì phải cầm một cuốn Sổ đi làm thủ tục hành chính như trước đây, thì nay, người dân chỉ cần mang thẻ căn cước và xuất trình để thực hiện các thủ tục này.

Do đó, căn cước công dân gắn chip là giấy tờ vô cùng quan trọng đối với mỗi người dân.

V.Linh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính