Căn cước công dân gắn chip là gì?
Căn cước công dân gắn chip đang là khái niệm được rất nhiều người quan tâm. Vậy căn cước công dân gắn chip là gì?
Căn cước công dân (CCCD) gắn chip (CCCD) hay còn được gọi với cái tên khác là thẻ căn cước điện tử, là thiện bị nhận diện, xác định danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và cho phép người dùng tiếp cận nhiều dịch vụ đòi hỏi nhiều loại giấy tờ khác nhau.
Lợi ích của Căn cước công dân gắn chip
Trước khi trả lời cho câu hỏi có bắt buộc phải làm căn cước công dân gắn chip không, hãy cũng tìm hiểu những lợi ích khi sở hữu thẻ Căn cước công dân gắn chip.
Căn cước công dân gắn chip tích hợp được nhiều thông tin của công dân hơn, liên thông với các thông tin khác về bảo hiểm y tế, bằng lái xe, thuế…, những thay đổi của họ sẽ được tích hợp, đồng bộ
Sổ hộ khẩu là một trong những giấy tờ quan trọng phải mang theo khi làm các giấy tờ thủ tục tại các cơ quan hành chính thì nay cũng được thay thế bằng mã số định danh cá nhân tích hợp trong CCCD gắn chip.
Do đó, công dân chỉ cần mang theo CCCD gắn chip mà không cần phải mang theo nhiều loại giấy tờ khác khi làm các thủ tục hành chính … Đồng thời, cũng không còn tốn kém thời gian, chi phí công chứng, chứng thực giấy tờ như trước đây.
Căn cước công dân gắn chip có bắt buộc không?
Trước tiên thẻ Căn cước công dân gắn chíp áp dụng cho các đối tượng:
- Cần cấp mới
- Giấy hết hạn
- Mất, hư hỏng, có thay đổi thông tin…
Theo quy định pháp luật, CMND giấy 9 số và 12 số có thời hạn sử dụng 15 năm tính từ ngày cấp. Còn với thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25, 40, 60 tuổi.
Nếu CMND, CCCD vẫn còn hạn sử dụng, người dân vẫn có thể tiếp tục sử dụng.Nhưng nhà nước khuyến khích người dân nên đổi sang mẫu thẻ mới này.
Khi CCCD gắn chip được đưa vào sử dụng thì sẽ song song tồn tại các loại giấy tờ tùy thân sau: CMND 9 số, CMND 12 số, CCCD mã vạch và CCCD gắn chip.
Làm Căn cước công dân gắn chip ở đâu?
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 59/2021/TT-BCA thì công dân có thể làm căn cước công dân gắn chíp như sau:
Cách 1: Trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân.
Như vậy, công dân có thể làm căn cước công dân tại nơi tạm trú.
Cơ quan công an có thẩm quyền cấp căn cước công dân bao gồm:
+ Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện
+ Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp tỉnh
+ Cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an với những trường hợp cần thiết do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an quyết định.
Để thuận tiện thì công dân đến Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện hoặc tại các điểm lưu động nếu được thông báo.
Trường hợp người già yếu, bệnh tật, ốm đau không thể đi lại. thì đề nghị cơ quan cấp căn cước công dân tổ chức cấp thẻ căn cước công dân tại chỗ ở
Cách 2: Đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an để hẹn lịch trước.
Công dân lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trường hợp thông tin đã chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân; hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị.
Trường hợp công dân kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nếu thông tin của công dân chưa có hoặc có sai sót thì công dân mang theo giấy tờ hợp pháp để chứng minh nội dung thông tin khi đến cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Tuệ AnBạn đang xem bài viết Căn cước công dân gắn chip là gì, có bắt buộc phải làm không, làm ở đâu? tại chuyên mục Tin mới của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].