Nếu như năm ngoái chỉ có 100 người cấy chip thì hiện tại, theo Daily Mail, con số này đã tăng lên hơn 4.000 người, và vẫn còn tiếp tục tăng.
Gia Đình Mới sẽ cùng bạn tìm hiểu xem con chip này là gì và có tác dụng như thế nào.
Đôi điều bạn cần biết về con chip này:
- Nó thay thế tất cả ví điện tử, thẻ ngân hàng, thẻ du lịch, thẻ căn cước và nhiều loại thẻ khóa từ khác nhau. Bạn có thể dùng nó để thanh toán bằng một cái chạm với tay.
- Nó chỉ nhỏ cỡ hạt gạo.
- Chi phí mua chip và cấy dưới da là 180 USD. Một số công ty còn cung cấp dịch vụ này cho nhân viên.
- Nó không có định vị GPS, người dùng sẽ không thể bị theo dõi.
- Con chip chỉ hoạt động khi cách máy đọc khoảng vài inch, vậy nên thông tin không dễ bị kẻ gian lấy trộm được.
- Con chip chỉ có thể chứa thông tin chứ không thể nhận thông tin từ các thiết bị khác.
Các nhà khoa học tin rằng thiết bị này đang mở ra một cánh cửa cho người dân Thụy Điển đến với thời đại số. Ngoài ra con chip này cũng rất tiện lợi.
Đây là hình ảnh bàn tay đã cấy chip.
Nếu nhấn vào tay, bạn có thể thấy hình dáng con chip.
Hình ảnh con chip trên phim X-quang:
Và dưới đây là quá trình cấy chip:
Phát minh mới này cũng nhận được một số chỉ trích. Nhiều người lo lắng về tính bảo mật thông tin cá nhân chứa trong con chip. Họ cũng cho rằng sớm muộn con chip cũng sẽ được gắn thiết bị định vị GPS vì có thể các công ty lớn sẽ muốn nắm được vị trí nhân viên của họ. Bên cạnh đó có thuyết âm mưu nghi ngờ việc tại sao các công ty lại sẵn sàng bỏ tiền để lắp thiết bị này cho nhân viên, lẽ nào họ đang muốn theo dõi chúng ta?
Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận đây thật sự là một công cụ tiện ích. Trước đây, người ta sẽ phải rút điện thoại khỏi túi, tìm ứng dụng Apple Pay hoặc Google Pay, hay phải tìm ví trong túi (thứ rất dễ mất) để thanh toán tiền. Rồi thì họ phải mang cả bộ chìa khóa lỉnh kỉnh theo người mỗi khi ra ngoài. Còn giờ đây, tất cả có thể thay thế chỉ bằng một cái nhấc tay.
(Tham khảo Bright Side)
Bạn đang xem bài viết Người Thụy Điển đang 'cải tạo' bàn tay của họ, cảnh tượng có thể khiến bạn thấy 'sờ sợ' tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].