BHXH Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:
Theo Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/4/2014 của Bộ Y tế về chuyển tuyến giữa các cơ sở khám, chữa bệnh, người bệnh được chuyển tuyến trong các trường hợp sau:
- Chuyển từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện.
- Chuyển từ tuyến trên về tuyến dưới phù hợp khi người bệnh đã được chẩn đoán, điều trị giai đoạn cấp cứu, xác định tình trạng bệnh đã thuyên giảm, có thể tiếp tục điều trị ở tuyến dưới.
- Chuyển giữa các cơ sở khám, chữa bệnh cùng tuyến do bệnh không phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám, chữa bệnh này nhưng phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám, chữa bệnh cùng tuyến khác.
Vì vậy, nếu người dân đang đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện 19/8 (là cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh) thì sẽ được chuyển lên tuyến trên phù hợp khi Bệnh viện 19/8 vượt quá khả năng điều trị.
Trường hợp người dân thực hiện chuyển tuyến theo đúng quy định thì sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT trong phạm vi và mức hưởng trên thẻ BHYT, đồng thời được chi trả các chi phí khám, chữa bệnh khác như thuốc, hóa chất, vật tư y tế theo quy định tại Khoản 2, Điều 11 Thông tư số 43/2016/TT-BCA ngày 25/10/2016 của Bộ Công an quy định biện pháp thực hiện BHYT đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân.
Người dân thực hiện chuyển tuyến theo đúng quy định thì sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT trong phạm vi và mức hưởng trên thẻ BHYT
Trường hợp người tự đến khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương thì được quỹ BHYT thanh toán 40% chi phí điều trị nội trú.
Điều 28 Luật Bảo hiểm y tế về Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được quy định:
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế.
2. Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này trước khi ra viện.
3. Trường hợp chuyển tuyến điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Mai ChiBạn đang xem bài viết Người dân tự khám bệnh ở tuyến trung ương thì được hưởng Bảo hiểm y tế thế nào? tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].