Nghiên cứu mới: Stress vì gián đoạn công việc, bị sa thải... làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường

Một nghiên cứu mới đây tiết lộ, những người đối mặt với áp lực công việc gia tăng dễ mắc bệnh tiểu đường hơn người khác.

stress-cong-viec-tang-nguy-co-tieu-duong-5

Các nhà nghiên cứu đã phân tích số liệu từ 3.730 công nhân ngành dầu mỏ ở Trung Quốc để đưa ra được kết luận này.

Lúc bắt đầu nghiên cứu, không công nhân nào mắc bệnh tiểu đường. Sau 12 năm theo dõi, những người đối mặt với áp lực công việc gia tăng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 57%.

Đồng thời, với những người thiếu sự hỗ trợ từ phía gia đình, bạn bè hoặc giảm bớt thời gian giải trí, nguy cơ mắc tiểu đường lớn hơn 68%.

Ngoài ra, việc bỏ bê chăm sóc bản thân và thiếu suy nghĩ lý trí cũng có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh.

Nghiên cứu này xem xét một số dạng stress liên quan đến công việc và phát hiện các tác nhân gây stress – ví dụ như cảm thấy ngập trong công việc hoặc mông lung về những kỳ vọng và trách nhiệm cần thực hiện hay ảnh hưởng của lao động chân tay, v.v. là những nguyên nhân lớn nhất tăng nguy cơ mắc tiểu đường.

Cảm thấy ngập trong công việc hoặc mông lung về những kỳ vọng và trách nhiệm cần thực hiện hay ảnh hưởng của lao động chân tay, v.v. là những nguyên nhân lớn nhất tăng nguy cơ mắc tiểu đường.

Cảm thấy ngập trong công việc hoặc mông lung về những kỳ vọng và trách nhiệm cần thực hiện hay ảnh hưởng của lao động chân tay, v.v. là những nguyên nhân lớn nhất tăng nguy cơ mắc tiểu đường.

Điều kỳ lạ là những tác nhân gây stress thuộc về mặt tổ chức như sự gián đoạn công việc, bị sa thải hoặc giao tiếp kém nơi công sở không ảnh hưởng nhiều đến nguy cơ mắc căn bệnh này. Quyền kiểm soát công việc hàng ngày cũng vậy.

Nghiên cứu không chứng minh được những thay đổi trong áp lực công việc hoặc sự hỗ trợ từ bên ngoài có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không và ảnh hưởng như thế nào.

Hơn nữa, nghiên cứu cũng có mặt hạn chế vì chỉ tập trung vào một ngành công nghiệp duy nhất, với lực lượng lao động chủ yếu là nam giới.

Những đánh giá về stress và tiểu đường của nghiên cứu cũng chỉ dựa trên hai yếu tố: áp lực công việc và cách giải tỏa stress.

Dù vậy, kết quả nghiên cứu cũng là bằng chứng cho thấy stress có thể dẫn đến căn bệnh tiểu đường và mọi người cần chú ý hơn đến tác hại của áp lực công việc.

Stress dẫn đến những thay đổi về hành vi, gây ra béo phì và tiểu đường tuýp 2

Stress dẫn đến những thay đổi về hành vi, gây ra béo phì và tiểu đường tuýp 2

Theo Tiến sỹ Pouran Faghri, Giám đốc Trung tâm Nâng cao Sức khỏe và Sức khỏe Môi trường của Đại học Connecticut, một người không góp mặt trong nghiên cứu, stress từ lâu đã liên quan đến những vấn đề hành vi như hoạt động trì trệ, ăn uống vô độ, ăn thức ăn chứa nhiều chất béo và năng lượng nhưng nghèo dinh dưỡng.

Thêm vào đó, stress cũng dẫn đến việc ngủ không ngon, những bệnh tâm lý tiêu cực như trầm cảm, lo lắng, bất an, thiếu sức sống và tự ti. Những thay đổi hành vi này sẽ dẫn đến béo phì và hình thành tiểu đường tuýp 2.’

Mika Kivimaki, một nhà nghiên cứu của Đại học London ở Anh Quốc, người không tham gia vào nghiên cứu này nhận định: ‘Những thay đổi lớn trong công việc có thể tác động đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Vì vậy, bạn cần duy trì một lối sống và cân nặng cơ thể lành mạnh, ngay cả trong những giai đoạn khủng hoảng trong công việc’.

Cần duy trì lối sống lành mạnh và cân nặng hợp lý cả trong những giai đoạn khủng hoảng công việc

Cần duy trì lối sống lành mạnh và cân nặng hợp lý cả trong những giai đoạn khủng hoảng công việc

Trên thế giới, gần như cứ 10 người thì có 1 người lớn mắc bệnh tiểu đường vào năm 2017 và theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, căn bệnh này sẽ là nguyên nhân gây tử vong lớn thứ 7 trên toàn cầu vào năm 2030.

Phần lớn các bệnh nhân đái tháo đường mắc tiểu đường tuýp 2, liên quan trực tiếp đến béo phì và tuổi tác, xảy ra khi cơ thể không thể sử dụng hoặc sản sinh đủ insulin để chuyển đường huyết thành năng lượng.

Nếu không chữa trị, căn bệnh này có thể dẫn tới hủy hoại hệ thần kinh, cụt tay chân, mù lòa, đau tim và đột quỵ.

Các bác sỹ từ lâu đã khuyến cáo kiểm soát đường huyết và giảm thiểu biến chứng tiểu đường bằng cách tập thể dục, giảm cân và có chế độ ăn lành mạnh.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên giảm stress vì dù có phải do công việc gây ra hay không, stress cũng có thể gây ra các biến chứng vì làm tăng đường huyết đột ngột hoặc dẫn tới những thói quen không lành mạnh.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính