Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì mới đúng?

Mừng thọ là tục lệ có từ bao đời của người Việt, đây cũng được xem như một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc bởi nó thể hiện sự tôn trọng, tấm lòng hiếu thảo của con cháu với ông bà, cha mẹ. Vậy mừng thọ 70 tuổi gọi là gì mới đúng?

Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì mới đúng?

Trong tâm thức dân gian của người Việt, nhà nào có người cao tuổi ấy là nhà có phúc lớn. Vì có phúc nên mới được sống lâu bên con cháu. Và lễ mừng thọ chính là lễ mừng phúc ấy. Không những vậy, lễ mừng thọ còn là cách để con cháu bày tỏ lòng kính trọng, hiếu kính với các bậc cao niên, những người có công sinh thành, dưỡng dục. 

Tùy vào phong tục mỗi vùng mà tổ chức lễ mừng thọ khác nhau. Tuy nhiên, mừng thọ vẫn được tuân theo các quy định chung. Thường người ta sẽ làm lễ mừng thọ, khao thọ khi tuổi tròn chục ngoài 60. Để sử dụng tên gọi cho đúng ngữ cảnh ông bà ta từ xa xưa đã quy định mừng thọ 70 sẽ gọi là Trung Thọ.

Lễ mừng thọ tổ chức như thế nào cho đúng?

Từ bao đời nay, người Việt thường tổ chức lễ mừng thọ cho ông bà, cha mẹ vào dịp đầu xuân hay ngày sinh nhật. Đây là dịp để con cháu quây quần chúc thọ các bậc cao niên. Tùy vào quan niệm từng vùng mà tổ chức lễ mừng thọ to hay nhỏ bởi chỉ cần có lòng thành là món quà ý nghĩa nhất dành cho ông bà, cha mẹ. 

mung-tho-70-tuoi-goi-la-gi-moi-dung

Lễ mừng thọ 70 tuổi được gọi là Trung Thọ

Bên cạnh tổ chức lễ mừng thọ ở nhà, hầu hết các xã, phường đều có chương trình mừng thọ cho các cụ cao tuổi trong khu vực. Các lão ông, lão bà đều được trọng vọng như nhau, được hội Thọ đến chúc mừng, trao bằng chứng nhận, tặng quà và chụp ảnh lưu niệm. Nhờ các hoạt động này mà các cụ cảm thấy mình được quan tâm và cảm nhận được tình cảm ấm áp của con cháu. Bên cạnh đó, việc tổ chức lễ mừng thọ còn giúp gắn kết tình cảm xóm giềng giúp các cụ không cảm thấy cô đơn khi tuổi cao, sức yếu.

Các nghi thức cơ bản trong lễ mừng thọ

- Lễ mừng thọ truyền thống

Theo đúng phong tục, vào ngày diễn ra lễ mừng thọ, con trưởng sẽ đại diện dâng rượu, dâng đào rồi các con cháu mỗi người lạy 2 lạy rưỡi để bày tỏ lòng biết ơn với ông bà, cha mẹ. Tiếp đến khách mời, họ hàng cùng bà con xóm giềng sẽ có quà mừng, lời chúc hay những câu đối dành tặng cho người được chúc Thọ. Thậm chí, những nhà có điều kiện còn mời cả phường hát đến góp vui. 

- Lễ mừng thọ trong văn hóa hiện đại

Ngày nay, lễ mừng thọ đã được tối giản đi nhiều, một số lễ nghi rườm rà đã bị cắt bỏ. Vào ngày tổ chức lễ mừng thọ con cháu sẽ mang quà biếu đến nhà ông bà, cha mẹ (thường là tranh, đồ quý giá, tặng hoa hoặc phong bì). Một số địa phương, lễ mừng thọ bị biến chất trở thành nơi để "kinh doanh"... vô tình làm mất đi giá trị và ý nghĩa nhân văn của lễ mừng.

Xem thêm cách tổ chức mừng thọ 70 tuổi trang trọng, ý nghĩa tại đây.

Lan Ngọc

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính