Mẹo chữa hóc xương cá chỉ trong '1 nốt nhạc' mà không cần gặp bác sĩ

Áp dụng những mẹo nhỏ này xương cá bị hóc sẽ được giải quyết nhanh gọn lẹ mà không cần đi gặp bác sĩ.

Cá là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng vì thế nó được các chị em nội trợ thường xuyên sử dụng.

Mặc dù cá có thể chế biến thành nhiều món ngon, bổ dưỡng tuy nhiên ăn cá lại tiềm ẩn một vài nguy cơ trong đó có hóc xương.

Mẹo chữa hóc xương cá chỉ trong '1 nốt nhạc' mà không cần gặp bác sĩ 0

Quá trình ăn cá không cẩn thận dễ khiến bạn hoặc người thân bị xương cá vướng vào cuống họng gây cảm giác đau đớn, khó nuốt. Nếu nặng hơn có thể gây nguy cơ thủng mạch máu thậm chí dẫn tới áp xe màng phổi... ảnh hưởng tới tính mạng.

Vậy làm thế nào khi bị hóc xương cá? Dưới đây là một số cách chữa hóc xương cá nhanh chóng tại nhà mà không cần đi gặp bác sĩ.

Cam/chanh

Mẹo chữa hóc xương cá chỉ trong '1 nốt nhạc' mà không cần gặp bác sĩ 1

Cam, chanh... là loại quả giàu vitamin C. Không chỉ tốt cho sức khỏe mà nó còn được xem là nguyên liệu chữa hóc xương cá tại nhà rất hiệu quả.

Cách làm rất đơn giản, khi bạn hoặc người thân hóc xương cá hãy ngậm ngay 1 miếng vỏ cam hoặc miếng chanh. Vitamin C có trong loại quả này sẽ làm cho xương cá mềm và tan ra.

Tỏi/ đường

Mẹo chữa hóc xương cá chỉ trong '1 nốt nhạc' mà không cần gặp bác sĩ 2

Không cần tìm đâu xa, tỏi và đường chính là nguyên liệu giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng hóc xương cá khó chịu.

Để loại bỏ phần xương bị mắc lại, trước hết bạn nên xác định xương bị hóc ở bên nào rồi dùng tỏi đã bỏ vỏ nhét vào lỗ mũi bên ngược lại sau đó lấy tay bịt mũi bên còn lại và thở bằng mồm.

Thực hiện tạo tác này trong từ 1 - 2 phút bạn sẽ hắt hơi và nôn ra phần xương cá bị hóc.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ngậm đường để phần xương tự động trôi xuống.

Một số lưu ý khi bị hóc xương cá

Mẹo chữa hóc xương cá chỉ trong '1 nốt nhạc' mà không cần gặp bác sĩ 3

Khi bị hóc xương cá, người bị hóc cần ngừng động tác nuốt bởi nếu cố gắng nuốt sẽ làm cho xương có nguy cơ đâm sâu vào cổ họng và dễ gây ra tổn thương.

Cần nôn ọe càng sớm càng tốt, không nên áp dụng phương thức móc họng bởi dễ gây ra tình trạng cháy thanh quản do axit từ thực quản trào lên hoặc tạo cảm giác khó thở.

Trường hợp mắc xương to và sắc nhọn thì nên đến gặp bác sĩ để tránh làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Thanh Hương

Tin liên quan

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính