Báo Điện tử Gia đình Mới

Mất ngủ, khó ngủ hậu COVID-19: 5 mẹo để có giấc ngủ ngon và chất lượng hơn

Rối loạn giấc ngủ hậu COVID-19 là một tình trạng khá phổ biến. Rối loạn giấc ngủ kéo dài không được can thiệp, điều trị dễ khiến người bệnh gặp nhiều vấn đề sức khỏe hơn, làm kiệt quệ thể chất và tinh thần.

Dưới đây là một số mẹo từ các bác sĩ giấc ngủ giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm.

1. Đặt giờ thức dậy thay vì giờ đi ngủ

Mất ngủ, khó ngủ hậu COVID-19: 5 mẹo để có giấc ngủ ngon và chất lượng hơn 0

Nếu bạn đi ngủ vào những thời điểm khác nhau, ví dụ tối hôm trước là 10 giờ đêm và tối hôm sau là 1 giờ sáng, và thức dậy vào thời điểm khác nhau, bạn đang tự gây ra "mini jet lag" (hội chứng thay đổi múi giờ) cho cơ thể, Ilene Rosen, phó giáo sư y khoa tại Đại học Pennsylvania cho biết.

Tuy nhiên việc cố định một khung giờ đi ngủ có thể không dễ dàng. Thay vào đó bạn hãy thử đặt báo thức và thức dậy cùng một giờ mỗi sáng. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy mệt mỏi vào cùng một thời điểm mỗi đêm - khoảng 8 giờ trước thời gian bạn phải thức dậy.

2. Sạc điện thoại xa giường ngủ

Có thể bạn đã biết rằng chúng ta không nên dùng điện thoại trước giờ đi ngủ, ánh sáng xanh có hại cho sức khỏe,... Nhưng mỗi tối bạn vẫn mất hàng giờ vẫn lướt điện thoại.

Một mẹo nhỏ cho bạn là hãy sạc điện thoại ở xa giường ngủ, nơi bạn không thể với tới nếu chưa rời khỏi giường.

Hoặc nếu bạn thường đặt báo thức bằng điện thoại, hãy cân nhắc đến việc mua một chiếc đồng hồ báo thức thay thế. Điều này sẽ loại bỏ một lý do để bạn đặt điện thoại trong tầm tay khi đi ngủ.

3. Giới hạn việc sử dụng phòng ngủ

Nếu bạn muốn biến phòng ngủ, giường ngủ thành nơi để bạn thư giãn và thoải mái, đừng làm việc, chạy deadline hay đọc email ở đây. Tốt nhất, bạn chỉ nên dùng giường để ngủ.

4. Giảm nhiệt độ phòng ngủ

Mất ngủ, khó ngủ hậu COVID-19: 5 mẹo để có giấc ngủ ngon và chất lượng hơn 1

Theo Tiến sĩ Alon Y. Avidan, Giám đốc Trung tâm Rối loạn Giấc ngủ tại U.C.L.A., ngủ trong phòng lạnh sẽ tốt hơn cho giấc ngủ ngon. Nhiệt độ phòng ngủ tốt nhất nên là khoảng 18 độ C và nên dùng gối làm mát (cooling pillow).

Nhiệt độ cơ thể của chúng ta giảm xuống khi chúng ta đi vào giấc ngủ, điều này kích thích melatonin tự nhiên, một loại hormone kiểm soát chu kỳ ngủ - thức.

Tắm nước ấm một hoặc hai giờ trước khi ngủ cũng có thể giúp đạt được hiệu quả làm mát tự nhiên này.

5. Không uống chất cồn gần giờ đi ngủ

Nếu bạn định uống rượu trong bữa tối, hãy uống không quá 1 ly và dừng lại sớm để cơ thể có vài giờ đồng hồ để chuyển hóa cồn trước khi đi ngủ.

(Theo NY Times)

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO