Mâm cúng Tết Đoan Ngọ 2022 gồm những gì?
Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan Dương, Tết giết sâu bọ. Tết Đoan Ngọ là ngày 5/5 Âm lịch. Năm nay, Tết Đoan Ngọ rơi vào thứ Sáu, ngày 3/6/2022.
Vào ngày này, các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ cúng để dâng tổ tiên, thần thánh, với mong muốn cầu cho một mùa màng bội thu, không bị sâu bệnh phá hoại và cầu mong sức khỏe.
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ truyền thống thường có các lễ vật gồm: hương, vàng mã, hoa tươi, nước, các loại trái cây (mận, vải…), bánh tro, bánh ú, cơm rượu nếp, xôi, chè…
Bên cạnh đó, tùy theo từng vùng miền và điều kiện gia đình mà mâm cúng có thể có sự khác biệt.
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ 2022 người miền Bắc
Theo truyền thống, mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ của người miền Bắc thường có:
- Hương, hoa, vàng mã
- Nước, rượu nếp
- Các loại hoa quả mùa hè như vải, mận…
- Bánh tro, bánh ú
- Xôi, chè
- Cơm rượu nếp (thường gồm cả nếp cẩm và nếp cái hoa vàng).
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ 2022 người miền Trung
- Hương, hoa, vàng mã
- Nước, rượu nếp
- Các loại hoa quả như vải, mận…
- Bánh tro, bánh ú
- Chè kê là món ăn đặc biệt quen thuộc với những ai gốc Huế.
- Cơm rượu nếp (được làm từ phương pháp lên men cổ truyền, có dạng miếng nhỏ vuông vức chứ không rời như miền Bắc).
- Thịt vịt (là lễ vật đặc trung trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ của miền Trung).
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ 2022 người miền Nam
- Hương, hoa, vàng mã
- Nước, rượu nếp
- Các loại hoa quả như vải, mận…
- Cơm rượu nếp (thường được viên thành khối tròn, khi ăn pha thêm chút đường).
- Bánh ú bá trạng (tương tự bánh tro nhưng to hơn một chút, bánh làm từ gạo nếp và được nhồi nhiều loại nhân sau đó gói trong lá rồi nấu chín bằng cách luộc hoặc hấp).
- Chè trôi nước (được làm từ bột nếp trắng, bên trong là nhân đậu xanh, được ăn cùng nước đường gừng và nước cốt dừa).
* Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Hoàng Nguyên (t/h)Bạn đang xem bài viết Mâm cúng Tết Đoan Ngọ 2022 gồm những gì? Tham khảo để chuẩn bị cho đủ đầy tại chuyên mục Tin mới của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].