Mâm cúng hóa vàng Tết 2023 gồm những gì?

Mâm cúng lễ hóa vàng ngày tết gồm những gì, hướng dẫn chuẩn bị sắm lễ cúng hóa vàng đầy đủ đúng chuẩn phong tục.

1. Lễ hóa vàng Tết Nguyên Đán là gì?

Theo phong tục của văn hóa người Việt từ xưa tới nay, những gia đình sẽ thực hiện các lễ nghi để mời ông bà, tổ tiên về vào trước ngày Tết Nguyên Đán và ăn Tết với con cháu trong nhà. Sau khi Tết mỗi năm lại trôi qua, chúng ta sẽ thực hiện nghi thức hóa vàng nhằm tiễn đưa tổ tiên và ông bà. Do đó, lễ hóa vàng còn được nhiều người gọi với các cái tên khác như: lễ hóa vàng cho tổ tiên, lễ đưa tiễn ông bà,…

  • Mâm cúng tổ tiên, ông bà mùng 3 Tết

Trước đây, người ta thường tiến hành làm lễ hóa vàng trong ngày mùng 3 Tết hay ngày mùng 7 Tết. Tuy nhiên, ngày nay thì ngày được lựa chọn để làm lễ hóa vàng sẽ kéo dài từ mùng 2 tháng Giêng tới mùng 10 tháng Giêng tùy theo điều kiện và phong tục ở mỗi địa phương. Để tiến hành lễ nghi, các gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cơm để cúng. Khi tuần hương đã kết thúc, mọi người sẽ bắt đầu đốt vàng mã đã được cúng kiến trong suốt cả 3 ngày Tết đầu năm.  

Mâm cúng hóa vàng Tết 2023 gồm những gì?

Mâm cúng hóa vàng Tết 2023 gồm những gì?

2. Ý nghĩa của lễ hóa vàng ngày mùng 3 Tết

Lễ hóa vàng chính là lễ hóa hương vàng, vàng mã, quần áo để đưa tiễn ông bà, tổ tiên trở về âm cảnh sau khi đã đón 3 ngày Tết cùng gia đình, con cháu. Do đó, ngày này còn được nhiều nhà gọi với tên khác là lễ tiễn đưa ông bà dịp đầu năm. Ý nghĩa của lễ hóa vàng chính là nhằm thể hiện sự biết ơn, tôn kính cũng như cầu cho tổ tiên sẽ ban điều lành cho hậu thế, có một năm nhiều sức khỏe, an khang thịnh vượng và gặp nhiều điều may.

Bên cạnh những lễ cúng trong dịp Tết, lễ hóa vàng cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với văn hóa của người Việt Nam. Việc thực hiện nghi lễ lớn hay nhỏ, cách chuẩn bị ra sao sẽ tùy vào điều kiện của từng nhà.

Theo như quan niệm của người xưa, lễ tạ phải được thực hiện thì tấm lòng chủ nhà mới được chứng giám. Do đó, lễ hóa vàng khi đã hết Tết là cực kỳ cần thiết. Khi đã làm lễ xong, gia chủ bắt đầu thực hiện việc hóa vàng. Phần tiền, vàng của gia đình sẽ được hóa trước và đồ dùng, tiền vàng của ông bà, tổ tiên được hóa sau. Vị trí mà chúng ta đốt vàng mã thường có 1 cây mía dài với ý nghĩa biểu tượng cho gậy chống để giúp linh hồn đem hàng hóa trở về âm cõi.

3. Mâm cúng lễ hóa vàng cần có những gì?

Bên cạnh bài văn khấn hóa vàng, mâm cúng cũng là điều mà chủ nhà cần chuẩn bị chu đáo để nghi lễ diễn ra trọn vẹn. Mâm lễ vật sẽ gồm có các món tùy vào điều kiện của các gia đình. Tuy nhiên, về cơ bản thì sẽ thường gồm có:

Một mâm cúng mặn có: thịt, bánh chưng, rượu,…

Vàng mã, tiền âm phủ, mỗi loại một ít

Hoa tươi

Mâm ngũ quả

Hương

Kẹo bánh

Trầu cau, thuốc lá

2 cây mía

Văn khấn hóa vàng

Mâm cỗ đầy đủ, chu đáo

Mâm cúng hóa vàng là chay hay mặn, ít hay nhiều là điều không quá quan trọng. Nếu chúng ta làm mâm mặn thì sẽ thường xuất hiện 1 con gà trống. Mâm cỗ được bày trí trang nghiêm, đầy đủ nhằm thể hiện sự biết ơn, thành kính của con cháu trong nhà với bậc tổ tiên, ông bà.

Trong mâm cúng hóa vàng hàng năm dịp Tết, con gà là một món ăn hết sức quan trọng. Gà là biểu tượng của 5 đức tính người Việt Nam là:  Văn – Võ – Dũng cảm – Nhân hậu – Trung tín. Mâm cúng có gà trên đó sẽ tượng trưng cho sự hanh thông, tốt đẹp và một tương lai ngời sáng phía trước.

Khi gia chủ chuẩn bị mâm lễ vật ngoài trời để cúng, hãy đặt gà lên 1 đĩa to và sắp ngăn nắp lên đĩa, tiết lòng để ở phía dưới bụng gà và mỏ có ngậm một hoa hồng đỏ. Quan trọng hơn hết là cần đặt đầu gà quay ngang mâm lễ mỏ gà mổ về phía bên tay phải người cúng khấn, không bày gà quay vào trong xấu về thẩm mĩ khi cúng kiến. Càng không nên bày gà quay hẳn đầu ra đường vuông góc với bát hương lại bất kính với bề trên.

Tuệ An

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính