Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 có được không?
Vào ngày ông Công ông Táo hàng năm, các gia đình thường làm mâm cỗ cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời, để trình báo với Ngọc Hoàng những chuyện đã xảy ra trong gia đình suốt một năm qua.
Theo lệ xưa, lễ cúng ông Công ông Táo diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, nếu không có điều kiện cúng Táo quân đúng ngày thì gia đình có thể cúng trước 1 hoặc 2 ngày cũng được, miễn là không quá muộn.
Thời gian cúng Táo quân có thể là từ 21 tháng Chạp cho đến khoảng giờ Ngọ (tức 12 giờ trưa) ngày 23 tháng Chạp. Bởi theo quan niệm dân gian thì đây là thời điểm thích hợp để Táo quân kịp thời lên thiên đình báo cáo Ngọc Hoàng.
Các gia đình có thể tùy chọn thời điểm phù hợp, giản tiện nhưng vẫn đảm bảo tính chất thiêng liêng để tiễn Táo quân về chầu trời, báo cáo Ngọc Hoàng.
Năm nay, ngày ông Công ông Táo rơi vào 14/1/2023 Dương lịch, các gia đình cũng có thể linh hoạt cúng Táo quân bắt đầu từ 12/1/2023 (tức 21 tháng Chạp).
Hóa vàng cúng ông Công ông Táo lúc nào?
Không nhất thiết phải đúng ngày 23 tháng Chạp mới làm lễ cúng ông Công ông Táo. Nếu điều kiện thời gian không cho phép, gia chủ cũng có thể tiến hành làm lễ bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp, và giờ giới hạn là trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp.
Vậy hóa vàng tiễn ông Công ông Táo vào lúc nào?
Khi hương cháy hết 2/3 là có thể hóa vàng mã, phóng sinh cá chép để tiễn ông Táo về trời.
Người được lựa chọn để hóa vàng, dọn dẹp ban thờ, rút chân hương cũng phải tắm rửa sạch sẽ, thực hiện nghi lễ với sự thành tâm.
Sau khi thắp một nén hương xin phép trên bàn thờ, gia chủ sẽ rút từng chân hương một, cho đến khi còn lại một vài chân hương đẹp nhất thường là ở số lẻ: 3, 5, 7, 9. Tiếp đó, số chân hương này sẽ được mang ra hóa tro, đổ xuống sông vùi vào gốc cây. Hoàn thành xong, gia chủ sẽ vào bẩm báo với các cụ.
Ngày đẹp cúng Ông công ông Táo 2023
Dưới đây là những ngày cúng ông Công ông Táo 2023 đẹp nhất, các gia đình có thể tham khảo:
- Ngày 17 tháng Chạp (8/1/2023 dương lịch): Tức Chủ nhật, ngày Bính Dần, là ngày Hoàng đạo Kim Quỹ.
- Ngày 18 tháng Chạp (9/1/2023 dương lịch): Tức thứ Hai, ngày Đinh Mão, là ngày Hoàng Đạo.
- Ngày 20 tháng Chạp (11/1/2023 dương lịch): Tức thứ Tư, ngày Kỷ Tỵ, là ngày Hoàng đạo Ngọc Đường.
- Ngày 23 tháng Chạp (14/1/2023 dương lịch): Tức thứ Bảy, ngày Nhâm Thân, Hoàng Đạo Tư Mệnh.
Giờ đẹp cúng ông Công ông Táo 2023 - Ngày 17 tháng Chạp:
Các khung giờ đẹp gồm: Tí (23h-1h); Sửu (1h-3h); Thìn (7h-9h); Tỵ (9h-11h); Mùi (13h-15h); Tuất (19h-21h).
- Ngày 18 tháng Chạp:
Các khung giờ đẹp gồm: Tí (23h-1h); Dần (3h-5h); Mão (5h-7h); Ngọ (11h-13h); Mùi (13h-15h); Dậu (17h-19h).
- Ngày 20 tháng Chạp:
Các khung giờ đẹp gồm: Sửu (1h-3h); Thìn (7h-9h); Ngọ (11h-13h); Mùi (13h-15h); Tuất (19h-21h); Hợi (21h-23h).
Trong đó, giờ Ngọ ngày 20 tháng Chạp là giờ Tốc hỷ, khung giờ đẹp nhất để cúng Táo quân, hứa hẹn cả năm mới gặp nhiều may mắn, dữ hóa lành.
- Ngày 23 tháng Chạp:
Các khung giờ tốt gồm: Thìn (7h-9h), Tị (9h-11h), tốt nhất là trước 12 giờ trưa
Đặc biệt, trong ngày 23 tháng Chạp năm Nhâm Dần, giờ Thìn là giờ Tốc hỷ, rất thích hợp để tiến hành nghi lễ cúng tiễn ông Táo về trời.
Tuệ AnBạn đang xem bài viết Hóa vàng tiễn ông Công ông Táo lúc nào tốt nhất, giờ đẹp hóa vàng tại chuyên mục Tin mới của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].