Loài vật nhỏ bé có khả năng kháng nọc rắn siêu độc, dám tấn công cả sư tử

Lửng mật hay lửng mật ong nổi tiếng với sự dũng cảm, nóng tính và bất cần đời của mình. Nó có khả năng chống lại nọc độc của rắn, thích ăn mật ong và không ngại đánh cả sư tử.

Lửng mật ong là một loài động vật có vú trong họ chồn, xuất hiện ở châu Phi, Tây Nam Á, và tiểu lục địa Ấn Độ. Vì có khả năng thích nghi cao với nhiều loại môi trường sống khác nhau nên lửng mật ong phân bố rộng khắp thế giới.

Loài vật nhỏ bé có khả năng kháng nọc rắn siêu độc, dám tấn công cả sư tử 0

Một con lửng trưởng thành có chiều cao đến vai 23 - 28 cm với chiều dài cơ thể 55 - 77 cm, với đuôi dài 12 - 30 cm. Con cái có kích thước nhỏ hơn con đực.

Lửng mật ong là một loài ăn thịt và ít bị săn trong tự nhiên vì lớp da của nó cực dày có sự đàn hồi cao, gần như không gì xuyên qua được. Thậm chí kể cả khi bị tấn công bởi một loài vật có móng vuốt sắc nhọn, da của lửng mật vẫn y nguyên.

Loài vật nhỏ bé có khả năng kháng nọc rắn siêu độc, dám tấn công cả sư tử 1

Một trong những khả năng đáng ngạc nhiên nhất của lửng mật là kháng được độc tố trong nọc rắn, kể cả những loài rắn siêu độc.

Các nhà khoa học đã chứng kiến lửng mật ong bị rắn hổ lục (một loài rắn có nọc rất độc) cắn, tuy nhiên chỉ sau 2 tiếng, lửng mật ong tỉnh dậy như chưa có điều gì xảy ra.

Món ăn khoái khẩu nhất của lửng mật lại là mật ong. Chúng thường xuyên săn tìm tổ ong để kiếm mật. Chỉ khi không có thức ăn này, loài lửng mật mới truy tìm động vật nhỏ hơn như rắn, cóc, ếch, rùa con, và cả bọ cạp.

Mặc dù ngoài loài Hemiscorpius có nọc độc hoại tế bào, tất cả các loài bọ cạp khác đều có độc làm hủy thần kinh, chúng vẫn không được xếp vào hàng ngũ đối thủ của lửng mật. 

Bên cạnh đó, loài lửng mật còn rất gan dạ và nóng tính. Thậm chí, khi bị tới 6 con sư tử cái tấn công, một cặp đôi lửng mật vẫn chiến thắng. 

Ngoài lớp da siêu khủng, lửng mật còn có khả năng phát ra âm thanh đáng sợ. Ví dụ như khi bị chó tấn công, chúng sẽ kêu giống một con gấu. 

Hiện nay, lửng mật được xếp vào hàng động vật quý hiếm cần được bảo tồn, do bị buôn bán trái phép và môi trường sống tự nhiên ngày càng hạn hẹp.

Kim Oanh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính