Làm thế nào để biết công ty đã đóng BHXH cho mình chưa và những lưu ý về BHYT

Những vướng mắc về việc đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) và thủ tục khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế (BHYT), đổi thẻ BHYT... sẽ được giải đáp sau đây.

Làm thế nào để biết công ty đã đóng BHXH cho mình chưa?

Hỏi: Tôi làm ở công ty cũ và được thông báo có đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được 8 tháng nhưng không được cấp sổ. Đến nay, tôi đã chuyển công ty và muốn đóng BHXH thì phải đóng lại từ đầu hay đóng tiếp tục? Để biết quá trình đóng, tôi có thể tra trên mạng được không?

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 18, Luật BHXH người lao động tham gia BHXH được cấp và quản lý sổ BHXH. Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam, đối với trường hợp người lao động tham gia BHXH được cấp sổ BHXH thời hạn không quá 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Do đó, bạn cần liên hệ với đơn vị cũ để yêu cầu cơ quan BHXH cấp sổ BHXH.

Căn cứ theo Luật BHXH khi bạn chuyển đơn vị mới thì cơ quan BHXH có trách nhiệm xác nhận sổ BHXH cho bạn và khi tiếp tục tham gia tại đơn vị mới thì bạn chỉ cần cung cấp mã số BHXH cho cơ quan BHXH.

Bạn có thể tra cứu mã số BHXH và quá trình đóng BHXH, BHYT, BHTN tại địa chỉ http://baohiemxahoi.gov.vn (nếu bạn đã được kê khai thành viên hộ gia đình).

Untitled-4

Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Điều 28 Luật Bảo hiểm y tế về Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được quy định:

“1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế.

2. Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này trước khi ra viện.

3. Trường hợp chuyển tuyến điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

4. Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.”

Nợ BHXH, trả không đúng bảng lương ảnh hưởng quyền lợi của hơn 632.000 lao động tại Hà Nội

Bà Nguyễn Thị Tuyến cho biết, nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đến cuối năm 2017 lên tới 2.800 tỷ đồng, tương đương với 8%. Sau khi có sự chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và sự vào cuộc liên ngành, nợ BHXH nói chung đã giảm xuống 1.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo thống kê đến 31/3/2018, nợ BHXH lại tăng lên 1.967 tỷ đồng. Liên đoàn lao động thành phố sẽ phối hợp với liên ngành gồm thuế, công an, BHXH… tiến hành thanh, kiểm tra và làm thủ tục khởi kiện hoặc chuyển sang cơ quan công an điều tra truy tố theo các tội danh của Luật Hình sự với những doanh nghiệp có điều kiện trả nợ nhưng cố tình chây ỳ.

Theo báo cáo của Liên đoàn lao động Hà Nội, việc thực hiện chế độ chính sách với người lao động của một số doanh nghiệp còn chưa nghiêm túc (nhất là các doanh nghiệp tư nhân có quy mô sản xuất nhỏ và vừa). Tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH nói chung hoặc không đóng đúng thang bảng lương làm ảnh hưởng đến đời sống và quyền lợi của 632.407 lao động. Bên cạnh đó, việc giao kết hợp đồng lao động còn chung chung, chưa thể hiện quyền và nghĩa vụ mỗi bên nên dẫn đến vi phạm thời gian làm việc, an toàn lao động. Khi tranh chấp xảy ra, phần thiệt thòi thường thuộc về người lao động.

Thủ tục đổi thẻ BHYT thế nào?

Khoản 1 Điều 19 Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH hợp nhất Luật Bảo hiểm Y tế quy định các trường hợp được đổi thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:a) Rách, nát hoặc hỏng;

b) Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;

c) Thông tin ghi trong thẻ không đúng.

Khoản 4 Điều 27 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế (Quyết định 595/QĐ-BHXH) quy định về hồ sơ cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:

4.1. Thành phần hồ sơ

a) Người tham gia

- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS).

- Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.

b) Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

Khoản 2 Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định thời hạn giải quyết hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế như sau:

2. Cấp lại, đổi thẻ BHYT

2.1. Trường hợp không thay đổi thông tin: không quá 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Từ ngày 01/01/2019 trở đi: trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

2.2. Trường hợp thay đổi thông tin: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

2.3. Trường hợp người tham gia đang điều trị tại các cơ sở KCB, thực hiện trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Mai Chi

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính