Báo Điện tử Gia đình Mới

Kỹ năng sơ cứu: Cách đặt người bị thương vào vị trí phục hồi

Khi gặp trường hợp khẩn cấp có người bất nhưng vẫn thở thì vị trí phục hồi chắc chắn sẽ giúp ích cho tính mạng của nạn nhân, tránh được bị chấn thương cột sống hoặc cổ.

Vị trí phục hồi được sử dụng cho những người bất tỉnh nhưng đang thở. Vị trí phục hồi khác nhau đối với trẻ sơ sinh.

Sau khi bạn thực hiện sơ cứu cơ bản và nếu bạn đã chắc chắn người đó không bị chấn thương cột sống hoặc cổ, hãy đặt họ vào vị trí phục hồi. Bạn có thể cứu được mạng người bằng cách thực hiện các biện pháp đơn giản sau.

Cách 1: Đặt người lớn vào vị trí phục hồi.

Kỹ năng sơ cứu: Cách đặt người bị thương vào vị trí phục hồi 0

1. Kiểm tra hơi thở và độ tỉnh táo: Trước khi quyết định đặt ai đó vào vị trí phục hồi, điều quan trọng là bạn phải dành một chút thời gian để đánh giá tình hình.

Kiểm tra xem người đó có bất tỉnh nhưng vẫn còn thở không và không có tình trạng đe dọa tính mạng nào khác. Nói chuyện với nạn nhân để xem họ có phản ứng hay không. Kiểm tra hơi thở bằng cách đặt má gần mũi và miệng của người bị nạn để cảm nhận hơi thở của họ.

- Nếu người đó đang thở và bất tỉnh hoặc nửa tỉnh nửa mê, bạn có thể đặt họ vào vị trí hồi phục.

Kỹ năng sơ cứu: Cách đặt người bị thương vào vị trí phục hồi 1

2. Cân nhắc khả năng có tổn thương cột sống: Nếu bạn nghi ngờ người đó bị chấn thương cột sống, đừng cố di chuyển họ cho đến khi nhân viên y tế đến.

Nếu nạn nhân đang khó thở và cần phải mở đường thở, đặt hai tay lên hai bên mặt và nhẹ nhàng nâng hàm của họ lên. Cẩn thận đừng di chuyển cổ của người bị thương. Chấn thương cột sống có thể có xảy ra nếu người:

- Đã bị chấn thương đầu, phía sau đầu bị va đập mạnh, ngã từ độ cao từ 1,5 m- 3,0 m, và (hoặc đã) bất tỉnh.

- Kêu đau dữ dội ở cổ hoặc lưng.

- Không thể di chuyển được cổ.

- Cảm thấy yếu, tê hoặc tê liệt.

- Cổ hoặc lưng đã bị vặn lệch.

- Đã mất kiểm soát tay chân, bàng quang hoặc ruột.

Kỹ năng sơ cứu: Cách đặt người bị thương vào vị trí phục hồi 2

3. Xếp đặt vị trí tay và chân: Một khi bạn đã xác định được bạn có thể đặt nạn nhân vào vị trí phục hồi, hãy quỳ xuống một bên của nạn nhân để bạn có thể định vị cánh tay. Đặt cánh tay gần bạn nhất vào góc phía bên phải của cơ thể họ, để khuỷu tay hướng về phía bạn. Lòng bàn tay phải hướng lên và phía trước đầu.

- Sau đó lấy cánh tay kia và đặt nó ngang ngực anh. Nhét bàn tay dưới một bên đầu, để mu bàn tay áp vào má.

- Sau khi định vị cánh tay, bạn nên uốn cong đầu gối của chân cách xa bạn nhất để bàn chân nằm phẳng trên sàn.

Kỹ năng sơ cứu: Cách đặt người bị thương vào vị trí phục hồi 3

4. Xoay người họ về phía bạn: Khi bạn đã định vị được cánh tay và chân, bạn có thể nhẹ nhàng lăn người bị thương sang một bên. Giữ đầu gối nâng lên, và cẩn thận kéo nó về phía bạn và đặt xuống. Đảm bảo đỡ đầu nạn nhân với tay còn lại của bạn. Làm chậm rãi và cẩn thận để đảm bảo đầu không đập xuống đất.

- Đừng xoay nạn nhân quá xa do điều này có thể gây cản trở hô hấp.

- Bạn cũng có thể cuộn người bằng cách nắm chặt hông của nạn nhân - bằng thắt lưng hoặc dây thắt lưng quần, hoặc bằng túi trước - và kéo, với một tay trên vai để giữ nạn nhân ổn định.

Kỹ năng sơ cứu: Cách đặt người bị thương vào vị trí phục hồi 4

5. Mở đường thở: Một khi đã xoay người bị thương, và đảm bảo rằng họ đã an toàn và đầu được hỗ trợ, bạn có thể mở đường thở một chút. Để làm điều này, nhẹ nhàng nghiêng đầu lại và nâng cằm. Kiểm tra xem đường thở có bị tắc nghẽn không.

- Tiếp tục theo dõi mạch đập và nhịp thở của nạn nhân trong khi chờ đợi sự giúp đỡ.

- Đắp cho nạn nhân một tấm chăn hoặc áo khoác để giữ ấm.

Cách 2: Đặt trẻ sơ sinh vào vị trí phục hồi.

Kỹ năng sơ cứu: Cách đặt người bị thương vào vị trí phục hồi 5

1. Đặt trẻ úp mặt xuống trên cánh tay bạn:  Bạn nên bắt đầu bằng cách cẩn thận đặt trẻ sơ sinh trên cánh tay, úp mặt và hơi nghiêng một chút. Đầu trẻ sơ sinh nên thấp hơn một chút so với cơ thể.

- Cố gắng nghiêng người trẻ (để đầu thấp hơn cơ thể) không quá năm độ. Điều này ngăn không cho trẻ không hút bất kỳ chất lỏng/ tắc nghẽn và giúp thoát chất lỏng.

Kỹ năng sơ cứu: Cách đặt người bị thương vào vị trí phục hồi 6

2. Đỡ cổ và đầu: Khi đặt trẻ sơ sinh lên cánh tay của mình, bạn nên chắc chắn nên hỗ trợ cổ và đầu bé với tay còn lại. Vì vậy, nếu bạn đang đặt trẻ sơ sinh trên cánh tay trái của bạn, hãy đặt tay phải ở dưới đầu và cổ của trẻ để hỗ trợ.

Kỹ năng sơ cứu: Cách đặt người bị thương vào vị trí phục hồi 7

3. Giữ cho mũi và miệng thông: Khi hỗ trợ đầu trẻ sơ sinh, hãy đảm bảo bạn không vô tình chặn miệng và mũi. Lưu ý xem ngón tay của bạn đang ở đâu và kiểm tra kỹ xem trẻ có thở được không.

Kỹ năng sơ cứu: Cách đặt người bị thương vào vị trí phục hồi 8

4. Chờ đợi trợ giúp y tế: Khi đã đặt trẻ sơ sinh vào vị trí hồi phục, hãy theo dõi nhịp thở của trẻ và chờ đợi sự trợ giúp y tế. Nếu trẻ ngừng thở tại bất kỳ thời điểm nào, bạn có thể phải thực hiện hô hấp nhân tạo.

Xuân Hồng/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO