Trẻ sơ sinh bị hóc là cơn ác mộng của mọi bậc cha mẹ. Chính vì thế, việc trang bị kỹ năng này sẽ giúp bạn xử lí được nhanh chóng nếu trường hợp này không may xảy ra với trẻ nhà bạn.
Trong khi thủ thuật Heimlich được sử dụng để sơ cứu nghẹt thở ở người lớn và trẻ lớn hơn, bạn tuy nhiên không thể áp dụng thủ thuật này trên trẻ sơ sinh. Thay vào đó, bạn cần thực hiện mỗi chuỗi các động tác vỗ khi trẻ được giữ úp mặt xuống.
Phần 1: Phản ứng nhanh
1. Xác định xem nếu trẻ sơ sinh có thể ho được: Điều đầu tiên cần làm khi thấy trẻ đang cố gắng thở là kiểm tra xem liệu trẻ có thể ho hoặc phát ra âm thanh hay không.
Nếu trẻ có thể ho một cách rõ ràng thì hãy để trẻ ho để thử đẩy dị vật ra khỏi đường thở. Nếu bạn đang lo cho việc hít thở của trẻ và trẻ không thể tự đẩy vật thể thông qua việc ho, bạn nên gọi cho trợ giúp y tế ngay lập tức.
- Nếu trẻ có thể ho hoặc khóc mạnh, tuyệt đối không được làm các bước dưới đây nhằm loại bỏ dị vật. Thay vào đó, giám sát trẻ kĩ càng cho đến khi vật thể đã được đẩy ra. Hãy sẵn sàng xử lí nếu tình trạng trở nên tồi tệ hơn hoặc vẫn tiếp diễn.
2. Kiểm tra xem trẻ có đang thở hay không: Nếu trẻ không thể ho, khóc, hoặc tạo ra bất kỳ âm thanh nào, bạn nên kiểm tra ngay xem trẻ có đang thở hay không. Các dấu hiệu nguy hiểm của nghẹt thở cũng bao gồm trẻ ho yếu và không hiệu quả, hoặc chỉ tạo ra những âm thanh rít nhỏ khi hít vào.
Hãy xem liệu trẻ có đang chuyển sang màu xanh, mất ý thức hoặc vẫy tay một cách tuyệt vọng mà không thể tạo ra bất kỳ âm thanh nào hay không; nhanh chóng kiểm tra ngực trẻ xem nó có di chuyển lên xuống hay không, và tìm nghe tiếng thở của trẻ.
- Nếu bạn có thể nhìn thấy vật thể tắc trong miệng hoặc cổ họng của trẻ và có thể tiếp cận dễ dàng, bạn có thể loại bỏ dị vật. Tuy nhiên, bạn không nên cho tay vào sờ xung quanh cổ họng trẻ do việc làm này có nguy cơ gây trở ngại hơn nữa.
- Bạn không nên cố gắng lấy, kéo vật gây tắc nghẽn ra nếu trẻ vẫn đang tỉnh.
- Nếu trẻ bất tỉnh, hãy loại bỏ bất kỳ vật thể nào nhìn thấy được từ miệng và bắt đầu hô hấp nhân tạo cho đến khi xe cứu thương đến.
3. Gọi cấp cứu: Nếu trẻ bị nghẹt thở, bạn nên gọi cho các dịch vụ khẩn cấp trước khi bắt đầu thực hiện sơ cứu. Nếu có thể, hãy nhờ người khác thực hiện cuộc gọi ngay khi bạn bắt đầu thông đường thở bị chặn của trẻ.
Nếu ở một mình, hãy kêu cứu nhưng đừng bỏ mặc trẻ và tiếp tục thực hiện sơ cứu. Nếu trẻ đã bị nghẹt thở, bạn nên luôn luôn gọi cho bác sĩ sau đó kể cả khi vật gây tắc nghẽn đã được loại bỏ và trẻ có thể hít thở bình thường.
Phần 2: Loại bỏ vật gây tắc nghẽn.
1. Chuẩn bị vỗ lưng: Nếu trẻ đang vật lộn để thở, hoặc đã ngừng thở, bạn cần phải hành động nhanh chóng để loại bỏ vật cản trở đường thở của trẻ. Kỹ thuật đầu tiên là vỗ lưng.
Xoay mặt trẻ xuống trên đùi của bạn để vỗ lưng. Giữ trẻ ở tư thế nằm úp xuống một cách chắc chắn và hỗ trợ đầu của trẻ. Phần thân trước của trẻ phải được dựa chắc chắn trên cánh tay bạn. Ngoài ra, bạn có thể dùng đùi để hỗ trợ đỡ trẻ.
- Đảm bảo bạn đang không che mất miệng hoặc xoay đầu của trẻ.
- Đầu trẻ nên được cúi thấp hơn ngực một chút.
2. Vỗ năm cái vào lưng một cách chắc chắn: Một khi đã đặt trẻ vào đúng tư thế, bạn cần phải vỗ vào lưng năm cái nhẹ nhàng nhưng chắc chắn. Vỗ vào lưng của trẻ, giữa hai bả vai, với tay của bạn năm lần.
Sau năm lần vỗ, dừng lại và kiểm tra miệng của trẻ xem tắc nghẽn đã biến mất chưa. Nếu bạn có thể nhìn thấy và tiếp cận vật gây tắc nghẽn, hãy cẩn thận lấy nó ra. Đừng làm điều này nếu bạn có nguy cơ vô tình đẩy nó vào sâu hơn nữa.
- Nếu sau khi thực hiện vỗ năm lần mà đường thở của trẻ chưa được thông, bạn sẽ cần phải thực hiện phương pháp đẩy ngực năm lần.
3. Chuẩn bị thực hiện đẩy ngực: Nếu trẻ đang ho và khóc, thì đó là một dấu hiệu tốt, vì điều này có nghĩa là vẫn còn ít không khí đi qua. Nếu trẻ không khóc sau bước vừa rồi và dị vật chưa được ho ra rõ ràng, thì vỗ lưng không thành công.
Trong trường hợp này, đây là lúc để thực hiện đẩy ngực. Đặt trẻ nằm ngửa trên đùi bạn, với đầu thấp hơn cơ thể. Dùng đùi của bạn để hỗ trợ bé và đừng quên hỗ trợ đầu bé.
4. Thực hiện đẩy ngực năm lần: Khi trẻ đã được đặt vào đúng vị trí trên đùi, bạn cần phải thực hiện năm lần đẩy ngực. Đặt hai (hoặc một) ngón tay vào giữa xương ức, ngay dưới núm vú. Sau đó, nhanh chóng ấn đẩy ngực năm lần. Lực bạn tạo ra nên ấn ngực sâu từ 1/3- 1/2 độ sâu của ngực trẻ.
- Kiểm tra xem dị vật đã được đẩy ra chưa và nếu nó có thể được lấy ra dễ dàng thì hãy làm như vậy, nhưng một lần nữa, đừng mạo hiểm đẩy dị vật vào sâu hơn.
- Tiếp tục thực hiện vỗ lưng và đẩy ngực theo chu trình này cho đến khi tắc nghẽn đã được gỡ bỏ hoặc cho đến khi nhận được giúp đỡ.
- Nếu vật gây tắc chưa được đẩy ra sau ba chu kỳ vỗ lưng và đẩy ngực, hãy đảm bảo gọi cấp cứu ngay lập tức.
5. Giám sát trẻ sau khi dị vật đã được loại bỏ: Ngay cả sau khi vật đã được loại bỏ, bạn cũng nên chú ý đến trẻ. Có khả năng dị vật vẫn còn sót lại và gây ra vấn đề trong tương lai. Nếu trẻ gặp khó khăn khi nuốt, hoặc ho dai dẳng, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức.
Xuân HồngBạn đang xem bài viết Kỹ năng sơ cứu: Cách xử lý khi trẻ sơ sinh khi bị hóc tại chuyên mục Sơ cấp cứu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].