Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Hóa vàng vào lúc nào, cách đốt vàng mã đúng nhất

Hóa vàng mã là một việc vô cùng quan trọng. Đốt vàng mã và thờ cúng tổ tiên phải biết cách bằng không sẽ chỉ làm hại đến những người quá cố. Vậy hóa vàng mã vào lúc nào, cách hóa vàng mã như thế nào mới đúng?

Trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, người Việt luôn có tục đốt vàng mã vào những ngày lễ quan trọng trong năm như: Rằm, mùng một, Tết nguyên đán, Rằm tháng bảy, Rằm tháng giêng... Với quan niệm "trần sao âm vậy" người Việt luôn sắm sửa nhiều lễ lạt từ ti vi, mũ giấy cho đến nhà lầu, xe hơi...

Mặc dù đốt nhiều như vậy, thế nhưng không phải ai cũng đốt vàng mã đúng cách. Tiến sĩ Vũ Thế Khanh - Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng cho hay: "Đốt vàng mã và thờ cúng tổ tiên phải biết cách bằng không sẽ chỉ làm hại đến những người quá cố". Vậy hóa vàng vào lúc nào, cách đốt vàng mã đúng nhất?

Tục đốt (hóa) vàng mã trong văn hóa người Việt

Đốt (hóa) vàng mã được xem là một trong những nghi lễ rất được người Việt xem trọng. Theo quan niệm dân gian, con người tin rằng cũng giống như việc đốt hương sẽ giúp hương khói bay lên và đưa theo những lời cầu nguyện của mình đến với thần linh, các bậc gia tiên thì đồ vàng mã cũng vậy. Người ta luôn có một niềm tin mãnh liệt rằng con người sau khi chết đi sẽ tồn tại ở một thế giới nào đó vì thế xuất hiện tư duy "trần sao, âm vậy", nó có nghĩa con người khi sống cần gì thì chết đi cũng cần có những thứ đó.

Vì quan niệm này mà tục đốt tiền, vàng mã xuất hiện với mong muốn những người thân của mình khi chết đi cũng được sống một cuộc sống đủ đầy.

Hóa vàng vào ngày nào mới đúng?

Việc chọn ngày làm lễ hóa vàng thì còn tùy thuộc vào mỗi gia đình, thông thường lễ này sẽ diễn ra trong khoảng từ mùng 3 cho đến khoảng mùng 10 của Tết Nguyên đán. Đặc biệt, gia chủ cần phải có lễ tạ gia tiên, chư vị thánh thần để người âm chứng giám lòng thành. 

Hiện nay, có rất nhiều tài liệu ghi chép cũng như phân tích về ngày làm lễ hóa vàng, tuy nhiên một điểm hung cho thấy hầu hết đều ghi gia chủ nên hóa vàng trong khoảng từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 5 là hợp lí hơn cả.

hoa-vang-vao-luc-nao-cach-dot-vang-ma-dung-nhat

Đốt vàng mã và thờ cúng tổ tiên phải biết cách bằng không sẽ chỉ làm hại đến những người quá cố

Cách đốt vàng mã đúng nhất, không phạm

Theo quan niệm của người Việt cổ, ngày lễ tiễn ông bà tổ tiên là vô cùng quan trọng. Ngày tết, gia thần và tổ tiên ngự trên ban thờ vì thế đèn hương không bao giờ tắt, các đồ lễ như bánh kẹo, hoa quả cũng đều phải chờ đến ngày này mới hạ xuống. Nếu chưa làm lễ hóa vàng mà hạ lễ thì ắt phạm phải điều bất kính.

Cách đốt vàng mã như thế nào cho đúng vô cùng quan trọng. Trước tiên, gia chủ cần hóa tiền vàng của gia thần trước tổ tiên để tránh bị nhầm lẫn. Trong văn hóa người Việt xưa, người ta còn đặt đôi ba cây mía ở hai bên ban thờ với ngụ ý làm đón gánh tiễn các cụ về trời.

Ngày hóa vàng, gia chủ cần chuẩn bị mâm cỗ cúng đủ đầy rượu thịt như cỗ cúng trong ba ngày tết. Trên mâm phải có: Gà luộc, đầy đủ các món rượu, thịt bày biện cẩn thận, tiền, vàng mã cũng cần chuẩn bị chu đáo để đủ hành trang, lộ phí cho bậc gia tiên lên đường.

Tục hóa vàng ở mỗi vùng là khác nhau, nhiều nơi quan niệm càng dâng nhiều càng được phù hộ bấy nhiêu. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm gây lãng phí.

Văn khấn lễ hoá vàng

NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT !

(3 lần) Kính lạy:

- Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.

- Ngài Đương niên, Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng, các Ngài Thổ Địa, Táo Quân, Long Mạch Tôn Thần.

- Các Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại tiên linh. Hôm nay là ngày mồng ... tháng Giêng năm ...

Tín chủ chúng con .......................... Ngụ tại .......................................... Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cúng dâng trước án.

Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hoá kim ngân, lễ tạ Tôn Thần, rước tiễn tiên linh trở về Âm giới.

Kính xin : Lưu phúc lưu ân, phù hộ độ trì, dương cơ âm mộ, mọi chỗ tốt lành. Cháu con được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng. Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám. Nam mô Chứng Minh Sư Bồ Tát (3 lần).

(Trích Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin)

Xem thêm:

H.G

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính