Lời khuyên số 1.
Đầu tiên, nếu cha mẹ không nói tiếng Anh, thì đừng để họ can thiệp nhiều vào chuyện học tiếng Anh của trẻ, trừ khi mọi điều họ nói đều tích cực.
Phần lớn phụ huynh của các bé (khi quan sát lớp học tiếng Anh của tôi) đều cho rằng "chúng tôi chỉ suốt ngày chơi đùa", "chúng tôi chẳng học gì cả."
Do đó, họ sẽ nói những câu như "Sao con chẳng hiểu gì hết vậy?" hay "Cô giáo mới dạy hôm nay mà sao con đã quên rồi?"
Vậy nên tôi khuyên các thầy cô, một tuần trước khi bắt đầu khóa học, hãy ngồi lại nói chuyện và giải thích với các bậc phụ huynh:
1. Con các vị là những nhà thám hiểm gan dạ, có trực giác nhạy bén
2. Trẻ hiểu nhiều hơn những gì chúng thể hiện, chỉ là các con chưa sẵn sàng cho bạn biết mà thôi
3. Hãy tập trung vào những thành tựu nho nhỏ của con. Đừng vùi dập hay coi thường trẻ.
4. Hãy tỏ ra hứng thú với những gì con học được, nhưng việc chỉnh những lỗi sai thì để cho người dạy sửa lại. Con có thể nói sai hàng trăm lần từ "xylophone" trước khi nói đúng. Nhưng nếu bạn cứ nói "Là xylophone chứ không phải ksylophone" mỗi lần con nói sai, thì con sẽ không bao giờ nói đúng.
Hãy nhớ rằng: Mỗi đứa trẻ biết nói sẽ đều có thể nói tiếng Anh. Điều chúng cần là sự khuyến khích, khen ngợi và môi trường học tập phù hợp.
(Ty Conner, giáo viên dạy tiếng Anh cho trẻ em)
Lời khuyên số 2.
Đừng dạy tiếng Anh.
Hãy chơi tiếng Anh (Phương pháp tâm lý nghịch đảo).
Điều quan trọng bạn luôn phải nhớ là khi chúng ta cố dạy cho trẻ điều gì đó một cách ép buộc, hoặc khi trẻ không muốn học, thì trẻ sẽ không bao giờ học được vì trẻ coi đó là một gánh nặng.
Tuy nhiên nếu chúng ta chơi cùng trẻ và dạy trẻ cách chơi, trẻ sẽ có tư duy đó là kỹ thuật quan trọng mà mình cần để chơi giỏi một trò nào đó, và nó cũng sẽ trở thành thứ trẻ yêu thích.
Do vậy, dạy tiếng Anh cho trẻ qua vui chơi sẽ là lựa chọn tốt nhất vì đây là giải pháp "đôi bên cùng có lợi".
(Dipam Patel, Mỹ)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Giáo viên Mỹ đưa lời khuyên về chuyện dạy tiếng Anh cho trẻ tại chuyên mục Cha mẹ thông thái của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].